Keo nến là gì? Keo nến dùng để làm gì?

👨 Đồng Bảo Huynh
09/07/2020 15.108

Thời gian vừa qua, META đã nhận được nhiều thắc mắc của các bạn đọc về câu hỏi: "Keo nến là gì? Keo nến dùng để làm gì?. Trong bài viết dưới đây, META.vn sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn. Hãy tham khảo nhé!

Tìm hiểu keo nến là gì?

Keo nến là gì?

Keo nến (hay còn gọi là keo nến silicon) là một loại keo kết dính có hình dạng gần giống như cây nến. Ở nhiệt độ bình thường thì keo nến ở thể rắn, chỉ khi tác động nhiệt độ khoảng 70 - 75oC thì nó mới chảy ra. Khi chảy, keo nến sẽ có công dụng kết dính nhanh và không làm ảnh hưởng đến bề mặt cần dính.

Công dụng của keo nến

Keo nến là loại vật liệu có khả năng kết dính nhanh và chắc nên nó được nhiều người lựa chọn để gắn các loại linh kiện điện tử, đồ chơi, đồ nhựa, đồ vải, quần áo... So với keo 502, keo nến hoàn toàn có thể chịu được nước thì keo nến lại hoàn toàn có thể làm được điều này. Chính vì vậy, keo nến được dùng để thay thế keo 502 trong việc dính đồ vật hay tiếp xúc với nước hoặc môi trường không khí ẩm. Đặc biệt, keo nến có thể gắn được cả những bề mặt không bằng phẳng như da, vải.

Một số công dụng được áp dụng trong thực tiễn của keo nến gồm:

  • Keo nến có thể làm hạn chế tình trạng trơn trượt trên những đôi giày, dép hết ma sát. Bạn có thể dùng súng bắn keo nến để tạo ra những đường thẳng bên dưới đế giày, giúp tạo độ ma sát lớn khi di chuyển giày trên bề mặt trơn trượt, đem lại sự an toàn cho bạn.
  • Trong trường hợp cần làm giảm sự va đập của cánh cửa khi có gió mạnh, bạn chỉ cần bắn một lớp keo nến mỏng lên vị trí tiếp xúc giữa cánh cửa và tường để tạo ra lớp đệm êm, giảm tiếng động khó chịu.
  • Keo nến có thể dùng để bọc chỗ nối dây điện, tạo ra mối nối mới giúp phòng tránh tình trạng rò rỉ điện.

Công dụng của keo nến

Phân loại keo nến

Keo nến trắng

Đây là loại keo nến thường thấy nhất, có kích thước khoảng 11,2 x 300mm, được ứng dụng chủ yếu trong ngành may mặc thủ công, trong công đoạn ráp vải. Keo nến trắng có mức độ kết dính khá tốt, đảm bảo độ bền cho sản phẩm dán keo.

Hiện keo nến trắng có 2 loại:

  • Keo nến trắng đục: Đạt tiêu chuẩn SGS.
  • Keo nến trắng sữa: Đạt 2 tiêu chuẩn SGS và MSDS

Phân loại keo nến

Keo nến màu vàng

Loại keo nến này có kích thước tương đương với loại keo nến màu trắng, được ứng dụng trong xây dựng, dùng để dán các loại nguyên vật liệu màu gỗ hay kéo chỉ gỗ kết dính rất tốt. Keo có màu trong suốt nên có thể tương hợp được với các loại gỗ khá cao.

Ngoài ra, keo nến màu vàng còn có dạng tăm với đường kính chỉ khoảng 7 x 300mm. Loại này được sử dụng chủ yếu cho súng bắn keo, có thể dựa vào khả năng sử dụng để điều chỉnh keo sao cho phù hợp. Keo nến vàng dạng tăm được ứng dụng chủ yếu trong ngành thủ công mỹ nghệ với ưu điểm nóng chảy nhanh, keo dính tốt và thời gian khô cực nhanh.

Keo nến màu tím

Keo nến màu tím có kích thước và chất liệu tương tự như các loại keo khác nhưng có màu tím đặc trưng. Keo nến màu tím thường được dùng trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao, giúp tiết kiệm thời gian và mang lại nhiều tiện ích khác nhằm kéo dài tuổi thọ sử dụng của sản phẩm.

Keo nến dạng hạt

Keo nến dạng hạt chủ yếu được dùng cho các loại súng bắn keo hoặc hệ thống bắn keo tự động giúp tiết kiệm thời gian cắt các ống keo lớn. Keo nến dạng hạt được ứng dụng chủ yếu trong các nhà máy dán thùng carton, các hộp nhựa PE, UV...

Keo nến dạng hạt

Cách bảo quản keo nến đúng cách

  • Keo nến cần phải được bảo quản trong điều kiện thoáng mát và khô ráo, thông gió tốt nhằm giảm hư hại do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
  • Hạn chế để keo nến tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Thùng đựng keo nến cần phải được đóng kín để ngăn chặn bụi bẩn bên ngoài.
  • Bảo quản bao bì đóng kín nguyên dạng sẽ giúp keo có thể duy trì được độ bền trong vòng 1 năm.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.

Trên đây là một số thông tin về keo nến là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ và lựa chọn chính xác loại keo nến phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm súng bắn keo, bạn hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ đến hotline dưới đây:

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm:

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận