Hướng dẫn cách sấy quần áo không bị co rút hiệu quả nhất

👨 Phương Ngọc Nhất Hạnh
17/02/2023 89

Quần áo bị co rút, biến dạng là tình trạng không hiếm gặp nếu như bạn sử dụng máy sấy quần áo không đúng cách. Đừng lo, bài chia sẻ cách sấy quần áo không bị co rút dưới đây của META.vn sẽ gửi tới bạn các mẹo sấy đồ giúp bảo vệ tốt sợi vải dưới tác động của nhiệt độ cao.

Nguyên nhân sấy quần áo bị co

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân khiến quần áo bị co rút, biến dạng sau khi sấy. Dưới đây là hai lý do thường gặp nhất khiến sấy quần áo bị co:

Nguyên nhân sấy quần áo bị co

  • Do sấy quần áo không phù hợp: Hầu hết các loại vải dệt sẽ bị co lại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Trong khi đó, thông thường, máy sấy làm khô quần áo bằng cách dùng nhiệt cao để loại bỏ độ ẩm. Do vậy, tình trạng sấy quần áo bị co là khó tránh khỏi.
  • Do quá trình chuyển động xoay tròn của lồng sấy: Trong khi sấy, lồng sấy sẽ chuyển động xoay tròn để nhiệt độ có thể tiếp cận đồng đều tới quần áo. Việc này cũng có thể tác động và khiến sợi vải bị co rút, mất form.

Xem thêm: Dùng máy sấy quần áo có cần phơi không?

Cách sấy quần áo không bị co rút

Sau đây, META sẽ chia sẻ chi tiết những lưu ý để giúp bạn sấy quần áo không bị co rút.

Phân loại quần áo trước khi sấy

Để tránh tình trạng sấy quần áo bị co, điều quan trọng là bạn cần phân loại trước khi cho vào lồng sấy. Đặc biệt, bạn cần lưu ý những loại vải không nên hoặc cần thận trọng khi sử dụng máy sấy như len, vải da lộn,... Để biết chính xác cách chăm khóc và làm khô phù hợp, bạn có thể tham khảo hướng dẫn được ghi ở các nhãn gắn trên trang phục hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy sấy của nhà sản xuất.

Phân loại quần áo để tránh tình trạng sấy quần áo bị co rút

Xem thêm: 9 loại vải không nên cho vào máy sấy quần áo

Chọn chương trình sấy phù hợp với đồ sấy

Việc phân loại quần áo chỉ là bước đầu giúp tránh tình trạng sấy quần áo bị co. Để đảm bảo hiệu quả sấy cao nhất, bảo vệ tốt các sợi vải, bạn cũng cần chọn chương trình sấy, thời gian và nhiệt độ sấy phù hợp. Bạn có thể xem thêm các gợi ý sấy với từng loại quần áo trong sách hướng dẫn sử dụng thiết bị nhà mình. Hãy cố gắng sấy quần áo ở mức nhiệt thấp nhất có thể, đồng thời tránh việc phải kéo dài thời gian sấy khô. Ngoài ra, một mẹo nữa là bạn nên giặt đồ với nước mát (khoảng 20 - 30 độ C) để tránh quần áo bị nóng khi cho vào máy sấy.

Xem thêm: Máy sấy quần áo sấy bao lâu thì khô? Có cần vắt trước khi sấy không?

Lấy đồ ra sau khi chu trình sấy kết thúc

Sau khi chu trình sấy kết thúc, bạn cần lấy đồ ra và treo lên hoặc gấp lại càng sớm càng tốt. Thực tế, ngay cả khi chương trình sấy đã kết thúc thì nhiệt độ trong lồng sấy vẫn khá cao. Điều này sẽ gây ra những tác động xấu không đáng có lên quần áo, tăng nguy cơ quần áo bị co rút, biến dạng, hư hỏng. Chính vì vậy, lấy quần áo ra ngay sau khi chu trình sấy kết thúc là một bí quyết tránh sấy quần áo bị co rút mà nhiều chị em đã truyền tai nhau.

Lập tức lấy đồ sau khi kết thúc chu trình để tránh sấy quần áo bị co

Xem thêm: Tại sao sấy quần áo không thơm và cách khắc phục

Thêm khăn trải giường vào chu trình sấy cùng quần áo

Một cách sấy quần áo không bị co rút nữa mà META.vn muốn chia sẻ tới bạn đó là thêm khăn trải giường vào chu trình sấy của bạn. Khăn trải giường có tác dụng làm giảm độ tĩnh điện, tránh quần áo bị nhàu nát, biến dạng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sấy quần áo không bị nhăn đơn giản nhất

Như vậy, META.vn vừa chia sẻ tới bạn nguyên nhân quần áo bị co rút khi sấy cũng như cách sấy quần áo không bị co rút một cách chi tiết. Hy vọng sau bài viết trên, bạn sẽ không còn gặp phải tình trạng sấy quần áo bị co nữa. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết để được META.vn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!

Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin tư vấn máy sấy quần áo hữu ích khác nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận