Máy mài là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các loại máy mài

👨 Đồng Bảo Huynh
19/07/2023 186

Là một trong những dụng cụ quan trọng, được sử dụng phổ biến hiện nay, vậy nhưng không phải ai cũng biết máy mài là gì. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về máy mài cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này bạn nhé.

máy mài là gì

Máy mài là gì?

Máy mài là một dụng cụ không thể thiếu trong quá trình gia công, chế tác trên các bề mặt như kim loại, đá, gỗ... Chiếc máy này sẽ giúp mài, làm nhẵn mịn các chi tiết, các mối hàn... ở nhiều vị trí khác nhau, kể cả những vị trí hẹp, khó tiếp cận, từ đó nâng cao tính thẩm mỹ, giúp thành phẩm có giá trị cao hơn.

Khi kết hợp cùng các phụ kiện khác như lưỡi cắt thì máy mài còn có thể trở thành máy đánh bóng hay máy cắt cầm tay.

máy mài

Tên gọi của máy mài trong một số ngôn ngữ

  • Máy mài trong tiếng Anh là: Grinding machine
  • Máy mài trong tiếng Pháp là: Rectifieuse
  • Máy mài trong tiếng Đức là: Schleifmaschine
  • Máy mài trong tiếng Ý là: Rettificatrice
  • Máy mài trong tiếng Nga là: шлифовальный станок
  • Máy mài trong tiếng Tây Ban Nha là: Máquina de molienda
  • Máy mài trong tiếng Bồ Đào Nha là: Retificadora
  • Máy mài trong tiếng Trung là: 磨床
  • Máy mài trong tiếng Nhật là: 研削盤
  • Máy mài trong tiếng Hàn là: 연삭기

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy mài

Cấu tạo máy mài

Máy mài được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau, các bộ phận này có thể thay đổi tùy từng loại máy mài nhưng nhìn chung dòng máy này vẫn có những bộ phận cơ bản như sau:

  • Nút nguồn bật tắt: Nút này có tác dụng để bật hoặc tắt máy. Hiện nay nút nguồn của máy mài được thiết kế 2 dạng cơ bản là dạng nút bấm và dạng đẩy trượt.
  • Chổi than: Chổi than nằm ngoài mô tơ và có tác dụng hỗ trợ động cơ máy mài làm việc hiệu quả hơn. Bộ phận này nên thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt là sau khoảng thời gian sử dụng dài ngày, nếu chổi than bị mòn thì bạn nên thay thế.
  • Vành bảo vệ (vành chắn): Giúp bảo vệ người dùng tránh khỏi các mảnh vỡ, bụi hình thành trong quá trình mài. Bộ phận này còn có thể xoay chuyển nên sẽ giúp quá trình sử dụng máy mài thuận tiện và dễ dàng hơn.
  • Động cơ: Gồm 2 bộ phận là Roto (phần chuyển động, phần quay của máy) và Stato (phần động cơ đứng yên, không chuyển động của hệ thống máy).
  • Các bộ phận khác: Các bộ phận khác của máy mài gồm tay cầm, đá mài, trục mài, khe thông gió. Ngoài ra tùy từng dòng máy mài mà còn có thêm các bộ phận như: Tay cầm phụ, khe thông gió, pin, khóa trục...

Cấu tạo máy mài

Nguyên lý hoạt động của máy mài

Nguyên lý hoạt động của máy mài nhìn chung khá đơn giản. Khi bạn bật công tắc khởi động máy, năng lượng điện được truyền đến Roto và Stato, từ đó làm quay Roto sinh ra trường điện từ. Khi đó, các bánh răng xoắn ở đầu trục Roto cũng quay theo và tác dụng lên bánh răng một lực đủ mạnh làm cho trục máy hoạt động.

Các loại máy mài

Máy mài trên thị trường được chia làm 3 loại phổ biến như sau:

Máy mài góc

Dòng máy này thường có thiết kế cầm tay nhỏ gọn, có trang bị thêm tay cầm phụ và được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng, sửa chữa. Máy mài góc có chức năng chính là mài nhẵn, cắt, chà nhám.

Máy mài góc

Xem thêm: Top 5 máy mài góc tốt nhất mà bạn không thể bỏ qua

Máy mài khuôn

Máy mài khuôn thường có thiết kế nhỏ gọn hơn so với máy mài góc nên người dùng có thể dễ dàng sử dụng bằng 1 tay. Máy có thể thay đổi nhiều đầu khuôn khác nhau như trụ tròn, tam giác, chữ nhật... để phù hợp cho từng chi tiết cần gia công.

Máy mài khuôn

Xem thêm: Nên mua máy mài khuôn loại nào tốt, mài nhẵn bóng?

Máy mài hai đá

Máy mài 2 đá dòng máy mài để bàn, được thiết kế gồm 2 đá mài (đá mịn và đá thô) hoạt động bằng mô tơ điện, có tác dụng mài vật liệu, đồ dùng bằng thép, sắt, nhôm...

Máy mài hai đá

Xem chi tiết: Cấu tạo máy mài 2 đá và công dụng

Ứng dụng của máy mài

Ứng dụng của máy mài

Hiện nay, máy mài được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày. Máy được sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như cơ khí, sửa chữa, chế tạo, xây dựng, thủ công mỹ nghệ, nhà máy sản xuất linh kiện ô tô, xe máy...

Máy mài cũng là vật dụng quan trọng, không thể thiếu của những người thợ cơ khí sửa chữa, công nhân, kỹ sư, thợ xây dựng...

Các thương hiệu máy mài uy tín

Các thương hiệu máy mài uy tín

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất máy mài, trong đó có một số thương hiệu nổi tiếng, uy tín, được người dùng đánh giá cao như Makita, Bosch, Maxpro, Makute, Hyundai, Stanley, Kuoto, Maxpro, FEG, DCK, Ozito, Maktec, DeWalt...

Xem thêm: So sánh máy mài Makita và Bosch: Nên mua loại nào tốt hơn?

Lưu ý khi mua máy mài

Lưu ý khi mua máy mài

Khi mua máy mài, bạn cần lưu ý một vài vấn đề như sau:

  • Máy mài trên thị trường có nhiều loại khác nhau, vì thế bạn cần xác định nhu cầu, mục đích sử dụng là dùng để cắt, mài hay đánh bóng rồi mới lựa chọn dòng máy mài phù hợp.
  • Nên ưu tiên lựa chọn các dòng máy mài của thương hiệu uy tín, nổi tiếng.
  • Lựa chọn dòng máy có công suất phù hợp nhằm tránh lãng phí.
  • Chọn máy có thiết kế phù hợp, vừa vặn với người dùng nhằm giúp quá trình thao tác, sử dụng máy thuận tiện hơn.
  • Quan tâm tới kích thước đĩa mài của sản phẩm bởi hiện nay máy mài trên thị trường rất đa dạng về kích thước đĩa mài.
  • Lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín, đáng tin cậy.

Xem thêm: Nên mua máy mài cầm tay loại nào tốt, mài mịn, chính xác?

Những lưu ý cần biết khi sử dụng máy mài

Những lưu ý cần biết khi sử dụng máy mài

Trong quá trình sử dụng máy mài, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng máy.
  • Sử dụng máy trong trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh. Người uống rượu bia, sử dụng chất kích thích hoặc buồn ngủ, mệt mỏi... thì không nên thao tác sử dụng máy mài.
  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi sử dụng máy.
  • Khi không dùng máy luôn luôn phải tắt công tắc hoặc ngắt điện cho thiết bị.
  • Sử dụng máy mài đúng mục đích, tuân thủ đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Luôn luôn phải kiểm tra tình trạng máy mài trước khi sử dụng để kịp thời phát hiện sự cố. Trong quá trình dùng bạn cũng cần bảo trì, bảo dưỡng máy thường xuyên.
  • Sử dụng đĩa mài kích thước, chất liệu phù hợp.
  • Khi không sử dụng máy mài, bạn cần bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt hoặc các chất dễ cháy nổ...

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy mài cầm tay an toàn, hiệu quả

Mua máy mài ở đâu tốt?

Hiện nay bạn có thể dễ dàng mua máy mài tại nhiều địa chỉ khác nhau. Tuy nhiên để chắc chắn mua được chiếc máy mài chất lượng, chính hãng... thì bạn cần tìm địa chỉ mua hàng uy tín, đảm bảo nhé.

META.vn là một gợi ý lý tưởng nếu bạn đang cần tìm mua máy mài. Các sản phẩm máy mài tại META luôn đa dạng về mẫu mã, chủng loại, đến từ nhiều thương hiệu uy tín trên thị trường. META cam kết 100% sản phẩm đều là hàng chuẩn, chính hãng nên bạn có thể yên tâm lựa chọn sử dụng. Ngoài ra, các model máy mài có giá bán trên 3 triệu đồng còn được META hỗ trợ chính sách mua hàng trả góp, vì vậy bạn không cần quá bận tâm về vấn đề giá cả nhé.

Nếu có nhu cầu mua máy mài chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết máy mài là gì cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục tư vấn công cụ & dụng cụ của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận