Tìm hiểu tại sao mùa đông lại bị giật điện và cách phòng tránh

👨 Đinh Khương Đức
13/12/2022 238

Vào mùa đông, khi chạm tay vào các bề mặt, đôi khi chúng ta sẽ phải "thót tim" trước cảm giác tê như bị điện giật. Vậy tại sao mùa đông lại bị giật điện? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và phòng tránh nó như thế nào? Hãy cùng META tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tại sao mùa đông lại bị giật điện?

Hiện tượng bị tê như giật điện (thậm chí còn kèm theo tiếng lách tách) vào mùa đông khi cọ xát hay chạm vào các bề mặt như kim loại, chăn lông, len, thảm... thực chất là một hiện tượng rất bình thường được gọi là tĩnh điện.

Tại sao mùa đông lại bị giật điện?

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về hiện tượng này như sau: Trên các bề mặt luôn có một lượng điện tích nhất định, khi các bề mặt ma sát với nhau rồi tách ra thì các điện tích của bề mặt này có thể chuyển sang bề mặt kia dẫn tới sự dư thừa điện tích dương ở vật này và dư thừa điện tích âm ở vật kia. Chúng ta thường gọi đây là hiện tượng mất cân bằng điện tích hay tĩnh điện.

Và để trung hòa điện tích, tĩnh điện sẽ tìm cách "phóng", "xả" (gọi là phóng tĩnh điện) từ đó tạo ra các tia điện có thể có ánh sáng hoặc âm thanh.

Vào mùa đông, hiện tượng tĩnh điện thường xảy ra nhiều hơn do không khí khô hanh, thiếu độ ẩm dẫn đến các bề mặt dễ bị dư thừa điện tích. Khi chúng ta cọ xát, chạm vào các bề mặt kim loại, len, lông (các chất liệu thường hay bị dư thừa điện tích)... sẽ xảy ra hiện tượng phóng tĩnh điện và làm chúng ta có cảm giác tay tê như bị điện giật.

Tại sao mùa đông lại bị điện giật khi chạm vào tay nắm cửa?

Nhìn chung, chúng ta không cần quá lo lắng bởi dòng điện sinh ra do phóng tĩnh điện trong sinh hoạt hằng ngày thường rất nhỏ, không gây được tác động quá lớn đến con người. Tuy nhiên hiện tượng này có thể sinh ra một số rắc rối trong cuộc sống như làm tóc bị dựng ngược lên hay khiến việc mặc quần áo trở nên khó khăn hơn...

Vậy làm thế nào để hạn chế và phòng tránh hiện tượng điện giật vào mùa đông? Hãy cùng tham khảo trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Cách phòng tránh hiện tượng điện giật vào mùa đông

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Sử dụng máy tạo độ ẩm là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp bạn hạn chế, phòng tránh hiện tượng bị điện giật do tĩnh điện vào mùa đông. Không khí khô hanh sẽ được bổ sung thêm độ ẩm và hơi nước vào không khí và trung hòa các điện tích thừa trên các bề mặt, nhờ vậy mà hiện tượng tĩnh điện sẽ ít xảy ra hơn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp hạn chế bị giật điện vào mùa đông

Bên cạnh đó, các máy tạo độ ẩm không chỉ giúp làm ẩm không khí mà còn có tác dụng cả trên da của người dùng. Da có độ ẩm cao hơn cũng có hiệu quả tốt trong việc hạn chế xảy ra hiện tượng tĩnh điện khi chúng ta sờ vào các vật dụng kim loại, len, lông...

Đặc biệt, một số dòng máy tạo ẩm còn được trang bị thêm bộ phận lọc không khí, giúp không khí trong phòng được lọc sạch bụi bẩn nên rất tốt cho sức khỏe.

Dưỡng ẩm cơ thể

Dưỡng ẩm tay

Như trên đã nói đến, việc da có đủ độ ẩm trong mùa đông là một yếu tố lớn giúp hạn chế hiện tượng tĩnh điện. Vì vậy, vào mùa đông, chúng ta nên chăm chỉ bôi kem dưỡng ẩm cho cơ thể, đặc biệt là phần tay, nơi thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt.

Lựa chọn trang phục ít tĩnh điện

Chọn quần áo ít tĩnh điện

Các loại trang phục từ chất liệu sợi tổng hợp (polyester, nylon...) khá thô ráp nên thường xuất hiện tình trạng dư thừa điện tích. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những loại quần áo làm từ sợi tự nhiên (như cotton, lụa...) vào mùa đông để hạn chế gặp tĩnh điện. Nếu quần áo vẫn bị tĩnh điện, bạn có thể chà xát chúng với một tờ giấy thơm sấy quần áo hoặc xịt một chút keo xịt tóc.

Hạn chế dùng giày cao su

Hẹn chế dùng giày dép cao su

Giày cao su có tác dụng cách điện tốt nên khi cọ xát với các mặt thảm len, nilon... thường dễ xảy ra hiện tượng tĩnh điện, đặc biệt là vào mùa đông. Vì vậy, bạn nên hạn chết sử dụng giày cao su vào mùa đông, thay vào đó có thể chọn các loại giày da, giày vải...

Thêm baking soda khi giặt quần áo

Thêm baking soda khi giặt quần áo

Thêm baking soda vào máy giặt trong quá trình giặt quần áo là một trong những cách hạn chế tĩnh điện vào mùa đông mà ít người biết. Bạn chỉ cần cho khoảng 1/4 cốc baking soda vào máy trong mỗi lần giặt đồ sẽ giúp tạo nên một rào chắn giữa các điện tích âm và dương nên hạn chế được hiện tượng tĩnh điện trên quần áo.

Sử dụng giấy sấy khi sấy quần áo

Sử dụng giấy sấy quần áo

Vào mùa đông, nhiều người thường có thói quen sử dụng máy sấy quần áo để làm quần áo khô nhanh hơn và hạn chế mùi ẩm mốc. Tuy nhiên cách này cũng có mặt trái đó là không khí khô nóng vên trong lồng sấy sẽ khiến cho quần áo tích điện nhiều hơn. Để giải quyết việc này, bạn nên sử dụng các loại giấy thơm trong khi sấy quần áo để vừa giúp quần áo thơm hơn lại vừa giảm tình trạng tĩnh điện.

Trên đây META đã chia sẻ với bạn lý do tại sao mùa đông lại bị giật điện cũng như cách hạn chế tình trạng này. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Để mua các sản phẩm máy tạo độ ẩm chất lượng với mức giá tốt nhất, bạn hãy truy cập ngay website META.vn để đặt hàng online hoặc gọi tới hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận