Mặc dù là thiết bị được sử dụng hằng ngày, vô cùng quen thuộc, thế nhưng không phải ai cũng biết được cấu tạo của bếp ga cũng như nguyên lý hoạt động của dòng bếp này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp ga bạn nhé.
Bếp ga dương hay bếp ga truyền thống là dòng sản phẩm khá phổ biến. Bếp được thiết kế đặt nổi hoàn toàn trên bàn bếp. Khi lắp đặt bạn cũng không cần phải khoét đá như dòng bếp gas âm.
Dưới đây là cấu tạo cơ bản của dòng bếp này:
Bộ phận đánh lửa: Gồm loại IC dùng pin hoặc dùng điện. Bộ phận này giúp bật bếp và điều chỉnh lượng gas khi đun nấu.
Mâm chia lửa: Bộ phận này còn được gọi là đầu đốt, mâm lửa, bát chia lửa, họng chia lửa... Đây là bộ phận rất quan trọng của bếp gas. Thông thường bộ phận này được làm từ kim loại gang đúc (bên dưới) kết hợp với đồng (bên trên) hoặc ở các dòng bếp gas hồng ngoại thì nó còn được làm từ gốm Ceramic.
Thân và giá đỡ bếp ga: Bộ phận này giống như phần khung sườn của chiếc bếp gas, nó có chứa tất cả các linh kiện khác của bếp.
Kiềng bếp: Là loại kiềng thép phủ men, được thiết kế chắc chắn để đặt xoong, nồi lên trên dễ dàng.
Họng chia gas: Được làm từ gang đúc hoặc gang thép.
Bộ phận tự ngắt ga: Bộ phận này hoạt động dựa vào nguyên lý nhiệt độ co giãn của lò xo và IC. Nếu nhiệt độ bếp gas vượt quá 75 độ C thì lò xo sẽ đóng ga để nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.
Không giống với bếp ga dương, bếp gas âm sẽ có phần bụng bếp được đặt ở dưới bề mặt bàn bếp. Thiết kế này sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp của gia đình bạn, đồng thời tiết kiệm diện tích sử dụng cho căn bếp.
Dưới đây là cấu tạo của dòng bếp này:
Pép chia lửa: Bộ phận này được làm từ hợp kim đồng và có tác dụng phân chia ngọn lửa đều hơn.
Kim phun ga: Bộ phận này sẽ khác nhau tùy vào từng loại bếp, tuy nhiên về cơ bản chúng sẽ được làm từ chất liệu đồng.
Bộ phận đánh lửa: Có chức năng dẫn điện và tạo tia lửa điện bật người dùng bật bếp.
Bát chia lửa: Bát chia lửa thường được làm từ hợp kim nhôm, đồng hoặc gang. Nó có tác dụng nâng đỡ pép chia lửa và phân bổ ngọn lửa đều hơn.
Ống dẫn gas: Bộ phận này cũng được thiết kế khác nhau tùy từng loại bếp. Ngoài ra, nó còn có ống dẫn ga chính và ống dẫn ga phụ.
Họng bếp: Bộ phận này thường được làm từ hợp kim nhôm, gang hoặc thép, có tác dụng dẫn và chia đều ga đến các pép.
Cụm van điều áp: Cụm van này được làm từ hợp kim nhôm đúc liền, có tác dụng giúp gas và gió hòa hợp, tránh hiện tượng rò rỉ gas.
Loại bếp này thường có cấu tạo đơn giản hơn, được làm từ gang đúc nguyên khối có độ bền và có khả năng chịu lực cao.
Bếp gồm hệ thống đánh lửa cơ dùng pin, dây diện và đầu đánh lửa. Còn đầu đốt của bếp sẽ gồm 2 chế độ lửa thường và lửa khè.
Dù có cấu tạo khác nhau, thế nhưng nhìn chung các dòng bếp gas đều hoạt động dựa theo một nguyên lý:
Khí ga sẽ theo đường ống dẫn khí đi đến vòi phun ở dưới mâm chia lửa. Nếu bạn vặn công tắc gốm áp điện và mạch điện tử thì tia lửa sẽ được hình thành để bắt dòng khí gas, từ đó ngọn lửa sẽ bốc cháy rồi phân bổ đều các đầu thoát và sinh ra lượng nhiệt để đun nấu.
Nếu bạn tắt bếp gas thì bộ phận van ngăn khí dưới mặt bếp sẽ đóng lại, khiến ngọn lửa bị tắt và bếp ngừng hoạt động.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cấu tạo bếp gas và nguyên lý hoạt động của bếp ga chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm bếp ga chính hãng, chất lượng, bạn có thể tham khảo và đặt hàng tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới nhé.
META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục tư vấn đồ gia dụng của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.