Được phát hiện vào năm 1800, đến nay, tia hồng ngoại đã được ứng dụng vào rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống. Vậy tia hồng ngoại là gì, nó có những đặc điểm nào, tại sao nó lại được ứng dụng trong đời sống nhiều như vậy, liệu nó có gây hại đến sức khỏe chúng ta hay không? Hãy cùng META.vn tìm hiểu nhé!
Tia hồng ngoại hay còn gọi là bức xạ hồng ngoại có tên tiếng Anh là Infrared ray (IR). Đây là một loại năng lượng bức xạ điện từ có bước sóng cao hơn bước sóng ánh sáng khả kiến nhưng lại ngắn hơn bước sóng của tia bức xạ viba. Bước sóng của tia hồng ngoại nằm trong khoảng từ 700nm đến 1mm nên bạn không thể thấy nó bằng mắt thường.
Dựa vào bước sóng mà tia hồng ngoại được chia thành 5 loại gồm: Hồng ngoại gần, hồng ngoại sóng ngắn, hồng ngoại sóng trung, hồng ngoại sóng dài, hồng ngoại sóng xa. Dưới đây là đặc điểm của các tia hồng ngoại đó.
Bất cứ vật thể nào có nhiệt độ lớn hơn 0°K (khoảng -237°C) đều là nguồn phát tia hồng ngoại. Vì vậy mà ngay cả những vật thể rất lạnh như khối nước đá cũng có thể phát ra loại bức xạ này. Vật thể càng ấm thì phát ra càng nhiều tia hồng ngoại.
Ngày nay, con người đã có thể tạo ra những chùm tia hồng ngoại định hướng dùng trong kỹ thuật nhờ đèn điện dây tóc nhiệt độ thấp hoặc diode phát quang.
Tia hồng ngoại có khả năng tác dụng nhiệt. Chính vì vậy, chúng ta có thể cảm nhận chúng dưới dạng nhiệt mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy tia này bằng mắt thường. Đây là tính chất đặc trưng, nổi bật nhất của bức xạ hồng ngoại. Vì vậy mà tia hồng ngoại còn được gọi với cái tên khác là “tia nhiệt”.
Bản chất tia hồng ngoại là các sóng điện từ. Vì vậy nó cũng tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
Bức xạ hồng ngoại còn có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở chất bán dẫn, có khả năng tác dụng lên một số kính ảnh đặc biệt và có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.
Nhờ khả năng tác dụng nhiệt nên bức xạ hồng ngoại được sử dụng nhiều trong các loại bếp hồng ngoại hay lò nướng vi sóng.
Không chỉ vậy, tia hồng ngoại còn được ứng dụng để sản xuất các thiết bị sưởi ấm như đèn sưởi ấm, quạt sưởi ấm,...
Sử dụng trong một số bộ điều khiển
Trong một số các bộ điều khiển như remote tivi, điều hòa, điều khiển đèn, dàn âm thanh,… cũng sử dụng các xung ánh sáng của tia hồng ngoại để thực hiện chức năng điều khiển từ xa.
Sử dụng trong các thiết bị cảm biến hồng ngoại
Cảm biến hồng ngoại (tiếng Anh: Infrared Sensor hoặc viết tắt IR Sensor) là một thiết bị điện tử được hoạt động dựa trên nguyên lý nhận hoặc phát bức xạ hồng ngoại trong môi trường xung quanh. Nó đang được sử dụng rộng rãi, mang lại sự tiện ích cho con người.
Chẳng hạn, chiếc đèn cảm biến hồng ngoại có khả năng phát hiện nhiệt độ từ cơ thể người, từ đó có thể tự động bật, tắt điện. Hay tại các cửa sân bay, trung tâm thương mại, nhà hàng, bạn có thể bắt gặp các cánh cửa tự động đóng, mở. Đây cũng là một ứng dụng của bức xạ hồng ngoại. Loại cảm biến này có khả năng phát hiện các vật thể chuyển động phát ra tia hồng ngoại ở xung quanh, tiếp nhận các bức xạ này và kích hoạt hệ thống tự động đóng/mở.
Dùng trong các thiết bị nhìn đêm
Sử dụng các tia hồng ngoại trong các thiết bị nhìn đêm như camera hồng ngoại, ống nhòm, đèn pha giúp chúng ta có thể quan sát được trong môi trường ánh sáng yếu.
Trong lĩnh vực thiên văn học, tia hồng ngoại được sử dụng trong các kính viễn vọng, hệ thống cảm biến và máy dò trạng thái rắn. Nhờ các ứng dụng này, các nhà thiên văn học có thể quan sát các vật thể trong vũ trụ có phát xạ nhiệt và tia hồng ngoại.
Trong quân sự, tia hồng ngoại giúp xác định nhiệt độ của những vật thể phát ra tia này từ xa. Các loại vũ khí, tên lửa hiện đại cũng được trang bị đầu dẫn hồng ngoại giúp xác mục định tiêu/động cơ của máy bay, tên lửa khác và phá hủy nó.
Ánh sáng hồng ngoại có tác dụng hỗ trợ quá trình tự tái tạo, sửa chữa của các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô và giảm đau nhanh hơn. Chính vì vậy, tia hồng ngoại được ứng dụng giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề như:
Các tổn thương gây ra bởi bỏng (lạnh, nóng).
Các bướu ác tính, các di chứng sau khi trúng gió.
Các bệnh như viêm dạ dày, viêm gan, thận, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, tiểu đêm, tiểu giọt ở người già.
Các bệnh về tai, mũi, họng, hen suyễn và viêm đường hô hấp.
Các chứng như mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức vai, lưng, đau thần kinh tọa,...
Các liệu pháp chữa trị bằng tia hồng ngoại khá an toàn và hiệu quả, thường không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh trong chăm sóc đặc biệt.
Không chỉ vậy, hiện nay, các tia hồng ngoại còn được ứng dụng trong các loại máy massage để hỗ trợ giảm các cơn đau, giúp bạn cảm thấy thư giãn nhờ nhiệt độ của bức xạ này.
Các bức xạ hồng ngoại có khả năng đốt cháy mỡ thừa, giúp mỡ thừa được đào thải thông qua tuyến mồ hôi của cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy, lượng mồ hôi tiết ra trong khoảng 30 phút chiếu tia hồng ngoại tương đương với việc bạn chạy bộ 10km.
Các bức xạ hồng ngoại còn có tác dụng kích thích và làm tăng sự tiết axit nucleic, tăng cường sự trao đổi chất của sắc tố và chức năng của bạch cầu, đẩy mạnh sự tái tạo tế bào và nước thuần khiết. Không những vậy, nó còn giúp ngăn ngừa các sắc tố, giảm vết đen và làm tăng sự cộng hưởng của các mô tế bào da, giúp bạn có một làn da căng mịn hơn.
Bức xạ hồng ngoại có rất nhiều tác dụng và được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, với một cường độ sóng hồng ngoại lớn thì nó lại có thể gây ra rất nhiều tác hại cho con người và tự nhiên.
Gây hại cho da
Bức xạ hồng ngoại có thể giúp tái tạo da, làm đẹp da. Tuy nhiên nếu lạm dụng chúng, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương da. Bạn sẽ rất dễ gặp phải các bệnh về da như tăng sắc tố, ban đỏ da,...
Gây hại cho mắt
Mắt chúng ta rất nhạy cảm với các bức xạ trong phổ điện từ, đặc biệt nếu bức xạ đó ở mức cường độ rất cao. Vậy nên, nếu mắt phải tiếp xúc với tia hồng ngoại trong thời gian dài thì sẽ rất dễ bị tổn thương, gây đục giác mạc, viêm giác mạc, đục nhân mắt, khô mắt,... Nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải đối mặt với việc bị hỏng thủy tinh thể, giác mạc của mắt.
Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp
Tiếp xúc với tia hồng ngoại thường xuyên cũng khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như: Viêm xoang, viêm họng hay viêm mũi,...
Không chỉ vậy, trong điều kiện khí hậu không tốt, tia hồng ngoại còn khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng.
Vậy nên, để bảo vệ bản thân khỏi những tác động tiêu cực của tia hồng ngoại, bạn phải giữ thói quen mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, đeo kính râm và bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời nắng. Không những vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, nhất là trong khoảng thời gian từ 10 đến 16h - khoảng thời gian ánh nắng mặt trời gay gắt nhất.
Nếu tính chất công việc buộc bạn phải thường xuyên tiếp xúc với tia hồng ngoại, bạn cần tự trang bị cho mình các loại đồ bảo hộ lao động như: Quần áo bảo hộ sử dụng chất liệu sợi bông cotton, tấm kính lọc, tấm kính hấp thụ nhiệt, tấm nhôm nhăn dùng để che chắn,...
Theo NASA, khoảng 30% bức xạ của bầu khí quyển Trái Đất ngay lập tức được phản xạ trở lại không gian, 70% còn lại được hấp thụ bởi các đại dương, đất và khí quyển. Khi nóng lên, đại dương, đất và khí quyển sẽ giải phóng nhiệt dưới dạng bức xạ nhiệt IR. Trong khi đó, nồng độ hơi nước cao khiến các những bức xạ hồng ngoại sẽ bị giữ lại gần mặt đất. Chính điều này nhiệt độ Trái Đất tăng cao và và xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tia hồng ngoại mà META.vn muốn gửi tới các bạn. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã có thể hiểu hơn về loại bức xạ này và những tác dụng của nó, cũng như có biết cách phòng, chống những tác hại mà tia hồng ngoại gây ra cho chúng ta.
META.vn hiện đang bán nhiều các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy chính hãng, đặc biệt là các sản phẩm như máy massage, bếp, lò nướng hồng ngoại,... với giá cực hấp dẫn. Bạn hãy nhanh tay truy cập website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
>> Xem thêm: