Khi đi siêu thị hoặc mua các sản phẩm từ tiệm tạp hóa, bạn thường thấy biểu tượng những dòng kẻ màu đen có độ lớn khác nhau được xếp song song trên nền trắng với một dãy số được biểu thị ở phía dưới. Đó chính là mã vạch, hay còn được gọi là barcode. Vậy barcode cụ thể là gì? Tại sao chúng lại được in trên bao bì của các sản phẩm hàng gia dụng? Có những loại mã vạch nào đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam? Có cách nào để đọc barcode? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua bài viết tổng hợp sau của META.
Barcode (hay còn được gọi là mã vạch) là một phương thức biểu thị dữ liệu, thông tin dưới dạng hình ảnh. Mã vạch được biết tới lần đầu tiên bởi 2 nhà phát minh người Mỹ là Norman J. Woodland và Bernard Silver vào năm 1952 (thời điểm họ được cấp bằng sáng chế cho công trình nghiên cứu về phương pháp phân loại hàng hóa, sản phẩm). Từ đó trở đi, barcode đã trở thành công cụ hữu hiệu để các nhà sản xuất có thể biểu đạt thông tin về sản phẩm như tên thương hiệu, sản xuất tại đâu, lô hàng, kích thước sản phẩm, thông tin kiểm định...
Barcode được ứng dụng rộng rãi trong đời sống với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong phần tiếp theo của bài viết, META sẽ cùng bạn tìm hiểu cách mà chúng ta sử dụng mã vạch để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Chúng ta có thể coi mã vạch giống như một chiếc "chứng minh thư" cho từng loại hàng hóa, sản phẩm. Trước đây khi chưa có mã vạch, người ta phải nhập các thông tin về thuộc tính của sản phẩm (như kích thước, màu sắc, thương hiệu, xuất xứ...) một cách thủ công để phân biệt và thực hiện công tác lưu kho. Khi có sự xuất hiện của mã vạch, đơn vị lưu kho chỉ cần một chiếc máy đọc mã vạch có kết nối hệ thống quản trị kho hàng là đủ để phân loại hàng hóa, phục vụ cho công tác xuất nhập sản phẩm.
Với hình ảnh nhận diện cùng chuỗi số định danh, nhà quản trị kho bãi hoàn toàn có thể kiểm tra nhanh xuất xứ của sản phẩm, từ đó, bước đầu nhận diện hàng hóa mình nhập về là hàng thật hay hàng giả. Trước đây khi chưa có thiết bị quét mã vạch, chúng ta đối chiếu barcode với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn để kiểm tra xuất xứ của sản phẩm. Với sự xuất hiện của đầu đọc mã vạch, công việc kiểm tra trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra xuất xứ của sản phẩm khi mua hàng bằng các phần mềm, app đọc mã vạch trên thiết bị di động. Điều này giúp bạn phát hiện hàng hóa mình mua về có phải là của chính hãng hay không.
Nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích đã sử dụng máy đọc mã vạch để rút ngắn quá trình thanh toán sản phẩm cho khách hàng, đồng thời nhập liệu thông tin của giao dịch vào hệ thống quản trị bán hàng của mình. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả quản trị và từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Ngoài ra, barcode cũng được ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau của đời sống hằng ngày. Chúng ta có thể kể đến những ứng dụng như sau:
Nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất sử dụng nhiều dạng mã vạch khác nhau vào sản phẩm tùy vào mục đích, dung lượng thông tin cũng như dạng thức thông tin được mã hóa. Những dạng thức barcode chúng ta thường xuyên bắt gặp có thể kể đến là UPC, EAN hay Code 39. META sẽ giới thiệu tới bạn cụ thể những loại mã vạch phổ biến, thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng cho các sản phẩm trên thị trường hiện nay:
UPC là một dạng thức ký hiệu được mã hóa sử dụng phổ biến tại Mỹ, Canada và một vài quốc gia khác trên thế giới. UPC bao gồm 2 phần: Phần mã vạch với hình ảnh là các đường thẳng song song với độ lớn khác nhau dành cho máy quét; phần số gồm một dãy số có 12 số được dùng để con người nhận biết. Phần số không bao gồm chữ cái hoặc các ký tự đặc biệt. Mục đích của UPC là để phân biệt từng loại sản phẩm khác nhau, thuận tiện cho việc xuất nhập và quản trị kho hàng.
Phần số của mã vạch UPC được quy ước như sau:
EAN là dạng thức ký hiệu có hình thức tương tự như UPC với phần mã vạch và phần số. Mã EAN phổ biến với các quốc gia tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Mã EAN-13 (chứa 13 con số) được sử dụng rộng rãi hơn cả, trong khi mã EAN-8 hay EAN-5 thường dùng cho các gói hàng nhỏ. Ý nghĩa của phần số trong mã EAN-13 có thể được giải thích như sau:
Code 39 (còn được gọi là mã vạch 39) là dạng thức ký hiệu có phần mã vạch cùng phần chữ và số dùng để biểu thị các thông tin về sản phẩm. Loại hình mã vạch này cho phép hiển thị cả chữ cái, số và một vài ký hiệu đặc biệt (tối đa 39 ký tự) nên có thể chứa dung lượng thông tin nhiều hơn dạng thức UPC hay EAN. Điều này giúp Code 39 được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ, sản xuất, bưu chính, giao nhận hàng hóa... Đặc điểm của mã vạch 39 là:
Ngoài ra, ta còn có thể bắt gặp những loại barcode khác như: Code 128 (tương tự Code 39 nhưng cho phép sử dụng số lượng ký tự nhiều hơn); Interleaved 2 of 5 (không giới hạn số lượng ký tự số nhưng không cho phép sử dụng ký tự chữ); các loại mã 2D như mã xếp chồng (Code 16K, Code 49...), mã ma trận (QR Code, PDF417, Data Matrix...).
>> Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt máy đọc mã vạch 1D và máy quét mã vạch 2D
Bạn có thể dễ dàng tra cứu các thông tin về sản phẩm từ barcode thông qua máy quét mã vạch (còn có tên gọi khác là đầu đọc mã vạch, máy đọc mã vạch) hoặc bằng máy kiểm kho. Ngoài ra, một số ứng dụng trên các thiết bị di động có thể được sử dụng để đọc các loại mã vạch cơ bản.
Dưới đây là một vài gợi ý của META về các sản phẩm máy đọc mã vạch, thiết bị kiểm kho có thể xử lý và quét các loại barcode 1D, 2D đang được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, hy vọng sẽ giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình:
>> Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng máy quét mã vạch thông dụng
Trên đây là những chia sẻ của META về barcode và những thông tin cần biết liên quan tới mã vạch. Để đặt mua các sản phẩm máy in mã vạch, đầu đọc mã vạch, thiết bị kiểm kho và các thiết bị văn phòng khác, bạn có thể truy cập vào nền tảng mua sắm trực tuyến META.vn hoặc liên hệ theo địa chỉ và số điện thoại sau của chúng tôi:
>> Bài viết liên quan: