Bu lông là một sản phẩm cơ khí rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết chính xác bu lông là gì? Có các loại bu lông nào? Bài viết dưới đây, META sẽ chia sẻ tới bạn các kiến thức cơ bản về sản phẩm này. Bạn theo dõi nhé!
Bu lông có tên tiếng anh là bolts, còn ở Việt Nam sản phẩm được viết bằng nhiều cách khác nhau như: Bù loong, bulong, bulông. Đây là một linh kiện cơ khí được sử dụng để ghép nối các chi tiết máy móc, vật tư lại dựa trên cơ chế tạo ma sát giữa các vòng ren trên thân nó và đai ốc giúp các chi tiết, linh kiện được kẹp chặt lại với nhau. Để siết chặt bulong người ta thường dùng máy siết bu lông để đảm bảo chắc chắn.
Bu lông có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất vẫn là dạng thanh trụ tròn, phần thân có ren để vặn các đai ốc.
Đầu linh kiện này có dạng hình vuông, lục giác hoặc tứ giác. Mặt cuối của bulong cũng có nhiều hình dạng như mặt phẳng, mặt cole, chỏm cầu hoặc trụ tròn.
Bulong cũng có nhiều kích thước khác nhau, nhưng sẽ theo một tiêu chuẩn nhất định.
Sản phẩm có độ bền cao, có thể chịu được tải trọng kéo, uốn, cắt, mài mòn, dễ tháo lắp và sửa chữa.
Bù loong được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, lắp ráp, chế tạo thiết bị công nghiệp, công trình giao thông, cầu cống… Dựa trên các tiêu chí khác nhau, bulong được chia thành nhiều loại khác nhau.
Cường độ hay cấp bền của bulong là khả năng chống chịu các lực tác động bên ngoài, được ký hiệu bởi 2 hoặc 3 chữ số ngăn cách nhau bằng dấu chấm trên đầu của bu lông (ví dụ 6.8, 10.9). Dựa theo tiêu chí này bulong được chia thành 2 loại: Bu lông dạng cấp bền thường và bu lông cấp bền cao.
Dựa theo chất liệu chế tạo bu lông được chia thành các loại sau:
Chống ăn mòn là một đặc tính quan trọng quyết định độ bền của linh kiện này. Vì vậy nếu dựa vào khả năng chống ăn mòn, bulong được chia thành một số loại sau:
Dựa trên công dụng thì bu lông được chia thành 3 loại chính: Bu lông neo, bu lông liên kết và bu lông nở.
Ngoài ra, bù loong còn được phân loại dựa trên các tiêu chí khác như: Phương pháp chế tạo, phạm vi ứng dụng, hình thức bảo vệ…
Bù loong khi tung ra thị trường cần đạt các chuẩn DIN nhất định để đảm bảo độ bền cho thiết bị máy móc, cơ khí, các công trình, dự án… Kích thước của bulong cũng sẽ được quy định đối với từng loại. Dưới đây là kích thước chuẩn của các loại bulong:
Trên đây, META đã chia sẻ tới bạn các thông tin cơ bản nhất về chiếc bulong. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm, đặc điểm, cách phân loại hay kích thước của sản phẩm này.
Để tham khảo thêm và mua nhiều sản phẩm công cụ, dụng cụ cơ khí chuyên dụng khác như: Máy vặn bu lông, máy bắn vít, bộ dụng cụ đa năng, cờ lê, tua vít, kìm… bạn hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ theo thông tin dưới đây. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.