Mỗi kết cấu thép, máy móc, mỗi loại bu lông khác nhau lại cần tới lực siết bu lông khác nhau để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về độ chắc chắn cho liên kết và tránh hỏng hóc khi đưa vào sử dụng. Vậy lực siết bu lông là gì? Cùng META tìm hiểu chi tiết tiêu chuẩn, cách tính và bảng tra lực siết bu lông trong bài viết sau nhé!
Lực siết bu lông có thể hiểu là loại lực hữu ích kết hợp với các công cụ siết để tạo thành momen xoắn, khi lực đạt độ lớn nhất định sẽ tác động lên đai ốc hoặc đầu bu lông tạo ra ứng suất căng ban đầu giúp bu lông được kẹp chặt lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Như vậy, lực siết bu lông thực chất là loại lực momen kết hợp với công cụ siết và đai ốc để bu lông có thể kẹp chặt vào vật liệu, đảm bảo độ chắc chắn, an toàn cho liên kết thép trên các loại máy móc, phương tiện giao thông... Lực siết bu lông được quy định phụ thuộc vào từng loại bu lông (theo các yếu tố như đường kính, độ bền…)
Hiện nay, lực siết bu lông được quy định theo các tiêu chuẩn riêng biệt trong sản xuất và xây dựng. Dựa vào lĩnh vực và công việc cụ thể mà người kỹ sư cần kiểm tra, tính toán lực siết bu lông sao cho phù hợp nhất.
Tại Việt Nam hiện nay có 2 văn bản chính quy định về lực siết bu lông tiêu chuẩn gồm:
Ngoài việc tham khảo quy định về tiêu chuẩn lực siết bu lông, bạn còn cần tham khảo thêm cách tính size bu lông, lực siết bu lông, cách tra bảng lực siết bu lông để có thể lựa chọn được máy siết bu lông hoặc lực siết phù hợp cho công việc của mình.
Để tính lực siết bu lông, chúng ta cần phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chỉ số đường kính và chỉ số độ bền của bu lông.
Ở một số trường hợp, đường kính bu lông thường bị nhầm lẫn với chỉ số size bu lông. Thực chất, size bu lông là chỉ số kích thước ecu vặn vào của bu lông được ký hiệu là S. Trong khi đó, đường kính của bu lông được ký hiệu là d. Khi nhầm lẫn giữa 2 chỉ số này sẽ dẫn đến việc chọn sai kích cỡ của thiết bị tháo siết bu lông.
Để tính lực siết bu lông, ta cần phải biết được size bu lông, muốn tính size bu lông bạn có thể dựa vào công thức sau:
S = 1.5*d |
Trong đó:
Từ công thức này, chúng ta đối chiếu với bảng tra lực siết bu lông dưới đây để biết được thông số lực siết bu lông phù hợp với loại bu lông đang sử dụng.
Chúng ta có thể tham khảo bảng tổng hợp lực siết bu lông như sau:
Chủng loại | Đầu lục nổi | Đầu lục chìm | Cấp độ bền của Bu lông (Hệ mét và biên dạng ren tam giác, bước ren lớn, hệ số ma sát K = 0.15 tương đương bề mặt phủ dầu) (N.m) | |||||
4.8 | 5.8 | 6.8 | 8.8 | 10.9 | 12.9 | |||
M3 | 5.5 | 2.5 | 0.64 | 0.8 | 0.91 | 1.21 | 1.79 | 2.09 |
M4 | 7 | 3 | 1.48 | 1.83 | 2.09 | 2.78 | 4.09 | 4.79 |
M5 | 8 | 4 | 2.93 | 3.62 | 4.14 | 5.5 | 8.1 | 9.5 |
M6 | 10 | 5 | 5 | 6.2 | 7.1 | 9.5 | 14 | 16.4 |
M8 | 13 | 6 | 12.3 | 15.2 | 17.4 | 23 | 34 | 40 |
M10 | 16 | 8 | 24 | 30 | 34 | 46 | 67 | 79 |
M12 | 18 | 10 | 42 | 52 | 59 | 79 | 116 | 136 |
M14 | 21 | 12 | 67 | 83 | 95 | 127 | 187 | 219 |
M16 | 24 | 14 | 105 | 130 | 148 | 198 | 291 | 341 |
M18 | 27 | 14 | 145 | 179 | 205 | 283 | 402 | 471 |
M20 | 30 | 17 | 206 | 254 | 291 | 402 | 570 | 667 |
M22 | 34 | 17 | 283 | 350 | 400 | 552 | 783 | 917 |
M24 | 36 | 19 | 354 | 438 | 500 | 691 | 981 | 1148 |
M27 | 41 | 19 | 525 | 649 | 741 | 1022 | 1452 | 1700 |
M30 | 46 | 22 | 712 | 880 | 1005 | 1387 | 1969 | 2305 |
M33 | 50 | 24 | 968 | 1195 | 1366 | 1884 | 2676 | 3132 |
M36 | 55 | 27 | 1242 | 1534 | 1754 | 2418 | 3435 | 4020 |
M39 | 60 | - | 1614 | 1994 | 2279 | 3139 | 4463 | 5223 |
M42 | 65 | 32 | 1995 | 2464 | 2816 | 3872 | 5515 | 6453 |
M45 | 70 | - | 2497 | 3085 | 3525 | 4847 | 6903 | 8079 |
M48 | 75 | 36 | 3013 | 3722 | 4254 | 5849 | 8330 | 9748 |
M52 | 80 | - | 3882 | 4795 | 5480 | 7535 | 10731 | 12558 |
M56 | 85 | 41 | 4839 | 5978 | 6890 | 9394 | 13379 | 15656 |
M60 | 90 | - | 6013 | 7428 | 8490 | 11673 | 16625 | 19455 |
M64 | 95 | 46 | 7233 | 8935 | 10212 | 14041 | 19998 | 23402 |
Dựa vào bảng trên, ta có thể xác định kích cỡ bu lông và lực siết như sau:
Cách xác định kích cỡ bu lông
Ví dụ: Bu lông M10 có size là 16mm, còn bu lông M56 có size 85mm.
Đầu lục chìm: Độ bền của bu lông. Như đã đề cập ở trên, lực siết bu lông phụ thuộc vào 2 yếu tố là kích cỡ và độ bền của bu lông. Với mỗi loại bu lông có kích cỡ độ bền khác nhau lực siết tiêu chuẩn khác nhau. Phần độ bền bu lông thường được các nhà sản xuất đánh ký hiệu rõ trên đỉnh bu lông, khi đó chúng ta chỉ cần xác định đường kính, kích cỡ của bu lông rồi đối chiếu với độ bền ở từng cột nhỏ.
Cách kiểm tra lực siết bu lông
Khi đã xác định được độ bền và đường kính của bu lông, bạn chỉ cần lấy cột đường kính làm mốc gióng ngang sang cột độ bền, sau đó từ cột thứ 3 gióng xuống phía dưới, tại ô giao nhau giữa hàng ngang và hàng dọc chính là lực siết tiêu chuẩn của bu lông đó.
Ví dụ: Loại bu lông M12 có size 18, độ bền 8.8 thì lực siết tiêu chuẩn cần đạt là 79N.m
Tương tự như vậy, loại bu lông M30 size 46, độ bền 12.9 có lực siết tiêu chuẩn cần đạt là 2305N.m
Hy vọng những thông tin trên của META đã giúp bạn hiểu rõ lực siết bu lông là gì, tiêu chuẩn, công thức tính lực siết bu lông cũng như cách tra bảng lực siết để lựa chọn đúng thiết bị cũng như hoàn thành tốt công việc của mình!
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy siết bu lông tiện dụng, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thi công các công trình. Nếu bạn muốn tham khảo về các loại máy này có thể truy cập META.vn hoặc liên hệ hotline dưới đây để được tư vấn cũng như hỗ trợ mua hàng nhanh nhất nhé! META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Đừng quên thường xuyên truy cập META để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
>> Tham khảo thêm: