Tụ quạt là một trong những bộ phận quan trọng, có tác dụng giúp cho quạt khởi động dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến cho bộ phận này bị hỏng và cần thay mới, đấu nối lại. Nếu bạn chưa nắm được cách đấu tụ quạt như thế nào cho an toàn và đúng kỹ thuật, hãy tham khảo hướng dẫn mà META sắp chi sẻ dưới đây nhé.
Sau đây là cách đấu tụ quạt trần đơn giản, đúng kỹ thuật nhất để bạn có thể tham khảo:
Trước khi đấu tụ quạt trần, bạn cần phải ngắt nguồn điện của quạt để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Cẩn thận hơn thì bạn có thể sử dụng bút thử điện để kiểm tra lại xem điện đã được ngắt hoàn toàn chưa nhé.
Để kiểm tra xem tụ điện có bị phồng, lệch hoặc hư hỏng gì không thì bạn cần tháo nắp chụp của quạt. Nếu thấy tụ quạt trần có dấu hiệu bất thường thì cần thay thế mới. Lúc này, bạn cần vặn lỏng đầu ốc ở cầu nối rồi kéo hai đầu dây của tụ ra để chuẩn bị thay tụ mới.
Có 2 loại tụ quạt trần là tụ phân cực và tụ không phân cực. Loại tụ phân cực sẽ có các dây dẫn màu khác nhau (ví dụ 1 dây màu đỏ và 1 dây màu đen), còn tụ điện không phân cực sẽ có các dây dẫn màu giống nhau (chẳng hạn 2 dây đều màu đen). Với tụ phân cực, bạn sẽ phải đấu nối các dây của tụ đúng với các dây tương ứng của quạt. Còn với tụ không phân cực, các dây của tụ là như nhau nên bạn không cần phân biệt.
Khi đã chọn được tụ quạt, bạn thực hiện như sau:
Lưu ý: Tụ quạt trần mới phải có thông số giống với tụ quạt trần cũ, đặc biệt là điện dung. Nếu tụ mới có điện dung nhỏ hơn điện dung của tụ cũ thì quạt sẽ quay chậm hoặc không quay được. Còn nếu tụ mới có điện dung lớn hơn điện dung tụ điện cũ thì quạt sẽ chạy nhanh hơn, thế nhưng tụ lại rất nhanh bị hỏng, thậm chí có thể chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần là đã phải thay cái khác. Hơn nữa, chọn tụ có điện dung quá lớn cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của quạt.
Cuối cùng, bạn lắp lại vỏ quạt trần rồi bật nguồn điện lên và kiểm tra xem quạt hoạt động đã ổn định chưa. Nếu quạt hoạt động bình thường thì bạn đã thay tụ quạt trần thành công.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Bước 1: Đánh dấu và đo điện trở
Theo sơ đồ trên, ta thấy rằng điện trở giữa D1 và D5 là lớn nhất vì phải đi qua cả 4 cuộn dây L1, L2, L3, L4. Vậy nên ta phải đo điện trở của từng cặp dây trong tất cả 5 loại dây này. Và tất cả sẽ có 10 cặp, bạn cần lấy giấy bút để ghi lại các thông số này.
Hai đầu dây D1 và D5 dường như sẽ có điện trở cao nhất (màu xanh lá và màu hồng), bạn cần đánh dấu 2 đầu dây này lại.
Bước 2: Đo đầu dây và phân biệt D1 và D5
Bạn nên đo giữa 2 đầu con tụ, nghĩa là 2 đầu dây D1 và D5 với 3 đầu dây còn lại. Cặp nào có điện trở lớn nhất thì đó chính là D5 (màu xanh lá).
Đầu D5 thường sẽ nối với tụ điện trên quạt 220V, còn đầu dây vừa đo với D5 sẽ có điện trở lớn nhất là D2 (dây xám).
Bước 3: Đo tiếp 2 dây còn lại và hoàn thành
Bạn cần đo 2 dây chưa được phân biệt là trắng và vàng. Tiếp tục đo dây D5 và 2 đầu dây còn lại. Kết quả nào ra điện trở lớn hơn thì là dây D3 (thường là dây trắng), còn chắc chắn dây màu vàng sẽ là dây mạnh nhất.
Trên đây là 2 cách đấu tụ quạt điện an toàn, đúng kỹ thuật mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp bạn có thể tự tin thực hiện việc đấu nối tụ quạt tại nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>>> Tham khảo thêm: