Cách mang vớ y khoa giãn tĩnh mạch đúng, hiệu quả

👨 Đinh Khương Đức
29/08/2023 49

Vớ y khoa là loại vớ đặc biệt, có khả năng tạo áp lực theo mức độ. Tức là, chúng sẽ bó chặt nhất ở vùng bàn chân, mắt cá chân rồi lỏng dần khi lên trên, giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, việc mang tất cũng như tháo tất có thể bạn sẽ gặp khó khăn. Hãy cùng META tìm hiểu cách mang vớ giãn tĩnh mạch và cách tháo tất đúng cách qua phần chia sẻ dưới đây nhé!

Cách mang vớ giãn tĩnh mạch

Cách mang vớ suy giãn tĩnh mạch được thực hiện theo như sau:

Bước 1: Ngồi trên sàn, trên ghế hoặc cạnh giường

Trước khi bắt đầu đi tất giãn tĩnh mạch, bạn ngồi ở một vị trí thích hợp như trên sàn nhà, trên ghế hoặc cạnh giường... Vị trí này cần đảm bảo có đủ không gian để có thể cúi xuống và chạm tới chân một cách dễ dàng.

Bước 2: Thoa phấn rôm lên chân

Nếu chân của bạn bị ướt hoặc có hơi ẩm sẽ làm cản trở quá trình kéo vớ y khoa lên. Vì vậy, bạn hãy thoa một chút phấn rôm lên chân để phấn hấp thụ độ ẩm dư thừa.

Thoa phấn rôm lên chân

Bước 3: Bắt đầu mang vớ y khoa

Sau khi đã làm khô chân, bạn bắt đầu mang vớ y khoa vào chân. Có 2 cách mang vớ suy giãn tĩnh mạch là:

Cách 1: Bạn dùng tay, nắm lấy 2 bên miệng vớ và từ từ kéo lên. Bạn kéo vớ qua khỏi bàn chân, càng lên cao càng tốt. Sau đó, bạn xác định đoạn giữa thân vớ, dùng 2 tay nắm 2 bên thân vớ rồi tiếp tục kéo lên, càng lên cao càng tốt. Nếu vớ bị chùn hay bị gấp lại, bạn hãy kéo vớ lên để làm phẳng những chỗ này. Cuối cùng, bạn kiểm tra xem phần gót chân của vớ tĩnh mạch đã ở đúng vị trí chưa.

Mang vớ giãn tĩnh mạch

Cách 2: Bạn sẽ mang vớ y khoa bằng cách lộn ngược phần trên của tất ra ngoài.

  • Trước tiên, bạn giữ chắc phần trên của vớ bằng 1 tay, rồi luồn cánh tay còn lại vào trong vớ cho tới khi chạm vào phần cuối của vớ. Sau đó, bạn nắm lấy phần cuối này rồi dùng ngón trỏ và ngón cái giữ phần gót vớ, từ từ lộn ngược vớ lại cho đến vị trí gót chân của vớ.

Mang vớ y khoa bằng cách lộn ngược phần trên của tất ra ngoài

  • Chỉnh sửa phần gót chân của vớ ngay ngắn.
  • Nhẹ nhàng đưa các ngón chân vào phần cuối của vớ và căn chỉnh sao cho mũi vớ thẳng, đều nhau.
  • Sau khi đưa các ngón chân vào đúng vị trí, bạn từ từ kéo phần dưới của vớ qua gót chân để toàn bộ bàn chân của bạn nằm gọn trong vớ.
  • Tiếp theo, bạn từ từ cuộn và kéo vớ lên hết chân một cách nhẹ nhàng, tránh làm rách vớ. Nếu trên vớ có nếp nhăn, nhúm, bạn hãy vuốt và làm phẳng chúng.
  • Lặp lại các thao tác mang vớ y khoa giãn tĩnh mạch với chân còn lại nếu bạn được chỉ định dùng vớ cho cả 2 chân.

Kéo vớ kín cả bàn chân

Xem thêm: Tác hại của việc mang vớ y khoa sai cách, chất lượng kém

Cách tháo vớ giãn tĩnh mạch

Không phức tạp như cách mang vớ y khoa, cách tháo vớ giãn tĩnh mạch khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng 2 tay kéo phần trên của chiếc tất xuống tới vị trí của bắp chân. Sau đó bạn để mặt trong của vớ lộ ra bên ngoài, rồi từ từ kéo vớ ra khỏi chân.

Cách tháo vớ giãn tĩnh mạch

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lấy tất ra khỏi mắt cá chân hoặc bàn chân, đặc biệt nếu bạn không thể chạm chân tốt thì hãy dùng dụng cụ hỗ trợ tháo vớ y khoa để đẩy tất ra khỏi bàn chân.

Dùng dụng cụ hỗ trợ để tháo vớ giãn tĩnh mạch

Xem thêm: Nên mua vớ y khoa loại nào tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch?

Một số lưu ý khi sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch

Để vớ y khoa phát huy tối đa hiệu quả và đảm bảo độ bền, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi mang, tháo và sử dụng sản phẩm:

  • Khi vừa mới thức dậy bạn nên đeo tất giãn tĩnh mạch luôn bởi lúc này chân bạn chưa bị xuống máu nên sẽ dễ dàng đeo tất hơn.
  • Nên tháo vớ y khoa trước khi đi ngủ để giúp đôi chân của bạn được nghỉ ngơi và cũng giúp bạn có cơ hội giặt tất.
  • Đối với những người bị đau khớp tay, đau lưng thì khi mang vớ tĩnh mạch bạn nên sử dụng khung hỗ trợ.
  • Cần giặt vớ y khoa hằng ngày và thay mới sau 3 - 6 tháng sử dụng.
  • Nên chuẩn bị nhiều hơn 1 đôi vớ để đề phòng vớ bị rách, bị bẩn...
  • Không mang tất ngay sau khi tắm.
  • Không đi tất giãn tĩnh mạch khi các sản phẩm chăm sóc da chưa thấm hết.
  • Cần tháo nhẫn, đồ trang sức, vòng tay khi thực hiện mang vớ để tránh vớ bị rách.
  • Cần sử dụng vớ y khoa đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm tra chân hằng ngày, cần thông báo với bác sĩ nếu thấy da bị kích ứng, mẩn ngứa, tím tái hoặc có cảm giác như bị kim châm...

Xem thêm: Cách giặt vớ y khoa đúng, sạch, giữ vớ bền nhất

Trên đây, META.vn đã chia sẻ tới bạn cách mang vớ giãn tĩnh mạch đúng, hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng sản phẩm. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Đừng quyên thường xuyên truy cập chuyên mục tư vấn thiết bị y tế để tham khảo những thông tin hữu ích khác nhé!

Nếu có nhu cầu mua vớ y khoa hay các thiết bị y tế nào khác, bạn hãy nhanh tay truy cập website META.vn hoặc liên hệ theo số điện thoại dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận