Cách rửa xe tay ga sạch đúng chuẩn và những lưu ý để tránh hỏng hóc

👨 Đồng Bảo Huynh
02/05/2022 358

Rửa xe thường xuyên, đúng cách không những giúp xe sạch hơn mà còn trông xe luôn mới và giảm thiểu những hỏng hóc có thể xảy đến với xe. Nếu bạn đang tìm cách rửa xe tay ga đúng chuẩn thì đây là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng META tìm hiểu các tips rửa xe tay ga đúng cách trong bài viết sau đây nhé.

Cách rửa xe tay ga sạch đúng chuẩn và những lưu ý để tránh hỏng hóc

Hướng dẫn rửa xe tay ga tại nhà

Hướng dẫn rửa xe tay ga tại nhà

Các dụng cụ cần chuẩn bị khi rửa xe ga

Trước khi rửa xe tay ga, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

Trước đây, thông thường nhiều người hay dùng nước dội lên xe và lau rửa xe. Tuy nhiên, ngày nay đa số người dùng sử dụng máy rửa xe cao áp vì đây là sản phẩm rất hữu dụng, có thể sử dụng cho nhiều mục đích ngoài rửa xe như rửa sân, tưới cây với khả năng đánh sạch bay các vết bẩn mà vẫn tiết kiệm nước hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các dòng máy rửa xe mini cũng rất tiện lợi.

Máy rửa xe

Máy rửa xe cao áp 

Cách rửa xe tay ga chuẩn, đúng quy trình

Hướng dẫn tổng quan: Rửa trôi đất bụi bẩn bên ngoài xe bằng nước. Tiếp đến dùng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc dung dịch rửa xe không chạm để làm sạch kỹ các vết bẩn. Sau đó xịt rửa lại bằng nước sạch, cuối cùng lau khô.

Xịt rửa kỹ toàn thân xe ga

Xịt rửa kỹ toàn thân xe ga

Hướng dẫn cách rửa chi tiết:

  • Bước 1: Bạn che ổ khóa kín để tránh nước rơi vào trong làm xe có thể khó khởi động sau khi rửa.
  • Bước 2: Làm mềm các vết bẩn trên thân xe bằng cách xịt nước lên toàn xe. Sử dụng máy xịt rửa xe cao áp với súng phun nước chuyên dụng. Chú ý làm sạch phần xích xe bởi đây là bộ phận có dầu mỡ, có thể dây bẩn sang các bộ phận khác của xe.
  • Bước 3: Dùng nước rửa xe chuyên dụng pha vào nước thường để phun đều lên xe. Bước này giúp các vết bẩn sâu được tẩy sạch kỹ càng hơn.
  • Bước 4: Dùng khăn lau các bộ phận trên xe, có thể dùng thêm bàn chải để cọ nhẹ nhàng những vị trí nhiều vết bẩn bám dính.
  • Bước 5: Xịt sạch xe bằng máy rửa xe.
  • Bước 6: Lau khô toàn bộ xe bằng khăn khô mềm.

Sau khi đã hoàn thành các công đoạn rửa xe tay ga, bạn nên nổ máy xe để loại bỏ phần nước bắn vào trong ống bô và giúp xe được khô hoàn toàn.

Chú ý: Để không bỏ sót các bộ phận xe khi rửa, bạn nên thao tác từ đầu ra sau, từ ngoài vào trong.

Pha dung dịch rửa xe

Pha dung dịch rửa xe chuyên dụng

Các lưu ý khi rửa xe tay ga

Để đảm bảo xe bền và hoạt động tốt sau khi rửa, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Không nên rửa xe tay ga khi xe vừa chạy xong, khi động cơ xe còn nóng: Nên đợi xe nguội hẳn hoặc sau khoảng 15 phút mới xịt rửa để tránh hư hỏng các bộ phận (nhất là các bộ phận làm bằng kim loại).
  • Tránh để nước lọt vào một số bộ phận quan trọng trên xe: Ví dụ ống bô, ổ khóa điện, bộ phận phanh. Nếu các bộ phận này dính nước thì xe khó khởi động hơn hoặc có trục trặc khi hoạt động.
  • Đảm bảo xe thật khô ở bước rửa cuối cùng: Để tránh tình trạng các bộ phận máy móc trên xe bị rỉ làm giảm độ bền và chất lượng xe, bạn cần lau khô hoặc xì khô xe để loại bỏ lượng nước còn sót trên thân xe.
  • Nên dùng nước sạch để rửa xe: Tránh các loại nước có nhiều cặn bẩn, tạp chất, nước có màu không trắng để rửa xe. Nước sạch giúp xe sạch hơn và đảm bảo độ bền cho xe nếu chẳng may có nước rơi vào bên trong xe.
  • Nên sử dụng nước rửa xe tay ga chuyên dụng: Tránh sử dụng các loại bột giặt, nước rửa chén bát hay hóa chất tẩy rửa sử dụng thông thường trong gia đình. Các loại nước này thường có độ kiềm cao, nếu dùng rửa xe lâu ngày có thể phá hỏng lớp sơn bề mặt và một số bộ phận trên thân xe.
  • Xịt rửa xe với áp lực vừa phải: Lựa chọn mức áp lực phù hợp của máy rửa xe. Không xịt với áp lực quá lớn có thể làm biến dạng các bộ phận trên thân xe.
  • Nên rửa xe 1 - 2 lần trong 1 tháng: Nếu sử dụng xe đi lại nhiều hoặc thời tiết, môi trường làm xe nhanh bị dính bẩn thì tăng số lần rửa. Ngoài ra, các dụng cụ rửa xe máy cần sạch sẽ, đúng loại dành cho xe máy.

Lưu ý khi rửa xe tay ga

Lưu ý khi rửa xe tay ga tại nhà

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết cách rửa xe tay ga đúng chuẩn, bảo vệ chất lượng và độ bền cho xe. Hãy theo dõi META để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

>> Tham khảo thêm:

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận