Đau mắt hàn là gì? Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Và để giải đáp các thắc mắc ấy, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của META nhé.
Đau mắt hàn là tình trạng mắt bị đau nhức sau quá trình tiếp xúc với hồ quang điện khi thực hiện hàn kim loại.
Hiện tượng này thường xảy ra với những người thợ hàn mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc không được trang bị kính bảo hộ.
Có nhiều nguyên nhân khiến thợ hàn bị đau mắt khi thực hiện hàn kim loại và trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
Người bị đau mắt hàn thường sẽ có các triệu chứng dưới đây sau khi tiếp xúc với tia hàn:
Cảm giác đau rát mắt, cơn đau có thể từ nhẹ tới nặng.
Đau mắt hàn sẽ gây ra nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời.
Trên thực tế, tổn thương do tia hàn gây ra có thể tự hồi phục trong vòng 1 tới 2 ngày và thường không để lại sẹo. Tuy nhiên mắt vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng, sưng, viêm, gây ảnh hưởng đến thị lực nghiêm trọng hơn là gây mất thị lực, mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách.
Khi bị đau mắt hàn, bạn có thể tiến hành cách xử lý, giảm đau sơ bộ ngay tại nhà như sau:
Bước 1: Trước tiên, bạn cần rửa mắt với nước mắt nhân tạo để giảm ngay cảm giác đau rát, đồng thời loại bỏ các mạt sắt, bụi kim loại nếu có.
Bước 2: Tiếp đến, bạn dùng khăn lạnh sạch đắp lên vùng mắt để giảm cảm giác nóng, cộm. Ngoài ra, bạn cũng có thể bọc vài viên đá sạch vào khăn rồi đắp lên mắt. Lưu ý không để trực tiếp đá lên vùng mắt nhé.
Bước 3: Sau đó, hãy nằm thư giãn, để mắt được nghỉ ngơi và tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính… nhằm giúp mắt không tiếp xúc với ánh sáng xanh.
Sau khi tiến hành các biện pháp giảm đau sơ bộ ở trên, người bị đau mắt hàn nên nhờ người thân đưa tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa mắt thăm khám, đánh giá mức độ tổn thương.
Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra và cho thuốc điều trị phù hợp với tình trạng đau, tổn thương của mỗi người.
Bạn cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh sử dụng thiết bị điện thoại để đạt được kết quả điều trị tích cực nhất.
Trong quá trình chăm sóc mắt khi bị đau mắt hàn tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Để phòng tránh đau mắt hàn, bạn cần lưu ý:
Mong rằng bài viết này của META đã giúp bạn biết được đau mắt hàn bao lâu thì khỏi, nguyên nhân và cách giảm đau thế nào.
Thực chất đau mắt hàn không quá nguy hiểm nhưng bạn cần có kiến thức để xử lý, ứng phó kịp thời. Hy vọng bài viết này đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Tư vấn Công cụ & dụng cụ của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.