Rau mầm là một loại rau xanh cao cấp, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cực có lợi cho sức khỏe. Và để trồng loại rau đặc biệt này, người ta thường sử dụng giá thể. Vậy thực chất giá thể trồng rau mầm là gì? Có cách nào để trồng rau mầm mà không cần giá thể không? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc đo giúp các bạn.
Giá thể trồng rau mầm thực chất là tên của một hỗn hợp bao gồm các nguyên liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây. Hỗn hợp này có thể được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại với nhau để tận dụng ưu điểm của từng loại.
Trước đây, giá thể đơn giản bao gồm các loại đá sỏi, cát, rơm rạ, đá bọt núi lửa,… thường thấy trong làm giá đỗ thủ công, trồng nấm, rau mầm hay trồng cây trong bể thủy canh,… Tuy nhiên chúng không được sử dụng phổ biến cho tất cả loại cây trồng, cũng như trong các phương pháp ươm cây, gieo hạt thông thường. Ngày nay, việc sử dụng giá thể có sự khác biệt khá nhiều, chúng được dùng phổ biến hơn cho tất cả các phương pháp trồng cây.
Một giá thể lý tưởng cho cây trồng sẽ bao gồm các đặc điểm như sau:
1. Giá thể hữu cơ tự nhiên
2. Giá thể nhân tạo
3. Giá thể hữu cơ tổng hợp
Là chất liệu hữu cơ nhân tạo, có thể kể đến như polystyrene xốp, bọt ureaformaldehyt, chất bọt có gốc Phenol ở dạng hạt
Mặc dù giá thể khá tiện dụng tuy nhiên nếu không có giá thể thì có cách nào để trồng được rau mầm hay không? Câu trả lời là có. Dưới đây là cách trồng rau mầm không cần giá thể khá chi tiết và đơn giản.
Bước 1: Chuẩn bị hạt
Bạn có thể chuẩn bị các loại hạt như đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng... Lưu ý, nếu muốn trồng rau mầm (không cần giá thể) đạt chất lượng tốt, năng suất cao bạn phải xử lý nguồn nước thật tốt, có thể xử lý bằng vôi cục tỷ lệ = 2/1.000 sau đó xử lý lại bằng phèn chua.
Bước 2: Dụng cụ trồng
Có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn trong gia đình như xoong, nồi, chậu nhựa, khay nhựa, hũ sành, nồi đất... Nếu trồng kinh doanh cần đóng kệ bằng sắt hay bằng tre nhiều tầng để gác khay, nếu làm cho gia đình ăn thì không cần nhà xưởng, nên để trong bếp hoặc hiên nhà tránh ánh sáng trực tiếp.
Bước 3: Xử lý hạt
Hạt ngâm theo cách truyền thống, pha nước 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ từ 50 -540 độ C), cho hạt mầm vào ngâm 15-30 phút, loại bỏ hạt lép, hạt thối, hạt sâu... Các loại hạt đậu, hạt cải sẽ ngâm thời gian lâu hơn khoảng 6-7 giờ, riêng hạt rau muống ngâm 12 giờ.
Bước 4: Gieo hạt
Gieo hạt vô nồi hoặc khay, mật độ dày đặc, 2 hạt chồng lên nhau. Có thể gieo 150 gam hạt rau muống trong xoong đường kính 20cm, cao 15cm
Bước 5: Chăm sóc
Sau khi đã gieo hạt, tưới nước sạch xâm xấp mặt hạt, ngâm 15 phút sau đó đổ nước ra thật nhanh. Trong khi đổ, dùng nắp nhỏ hơn đường kính của xoong chặn hạt lại hoặc dùng van xả gắn ở đáy để tháo nước ra, một ngày tiến hành tưới nước từ 3-4 lần. Lưu ý, luôn đậy nắp dụng cụ kín, càng tối thì rau mầm càng cho năng suất cao. Mức nhiệt thích hợp là 25 đến 30 độ C.
Cách trồng rau mầm trên mất khá nhiều thời gian chuẩn bị, chăm sóc chính vì thế bên cạnh cách thủ công này, các bạn cũng có thể sử dụng các loại máy làm giá đỗ - rau mầm chuyên dụng.
Ưu điểm khi dùng máy làm giá đỗ - rau mầm:
Qua bài viết này, các bạn đã hiểu được khái niệm giá thể trồng rau mầm cũng như cách trồng rau mầm không cần tới giá thể. Nếu có nhu cầu sử dụng các loại máy trồng giá đỗ - rau mầm chuyên dụng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline dưới đây để được tư vấn mẫu mã phù hợp nhất: