Kính thiên văn là một khái niệm không còn quá xa lạ với chúng ta, tuy nhiên, trên thực tế rất ít người hiểu rõ kính thiên văn là gì, cấu tạo và cách nó hoạt động như thế nào. Nếu như bạn đang tò mò và muốn tìm hiểu thêm về thiết bị này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của META nhé!
Kính thiên văn là một dạng kính viễn vọng chuyên dụng cho công tác thiên văn. Nó giúp tăng cường tầm nhìn, phóng đại vật thể để nhờ đó chúng ta có thể quan sát các vật thể nằm ở khoảng cách rất xa so với mắt của con người. Cụ thể hơn, trong ngành thiên văn, đó là các hành tinh, các ngôi sao ngoài không gian, cách Trái Đất hàng nghìn tỷ km.
Xem thêm: Ai là người phát minh ra kính thiên văn? Lịch sử của kính thiên văn
Thuật ngữ kính thiên văn trong tiếng Anh là "Telescope", là biến thể của từ kính thiên văn - "Télescope" trong tiếng Pháp. Trong đó "téle" là thuật ngữ chỉ quá trình truyền tín hiệu ở khoảng cách xa, nó cũng thường được dùng trong nhiếp ảnh, cho các ống kính có thể chụp, quay được hình ảnh ở khoảng cách xa.
Ngoài ra, chúng ta hãy cùng tham khảo thêm thuật ngữ kính thiên văn trong một số ngôn ngữ khác như:
Xem thêm: Kính viễn vọng là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hiện nay, căn cứ vào các yếu tố như sự sắp xếp thấu kính, loại bức xạ mà kính đó tiếp nhận, điều kiện bên ngoài mà chúng có thể chịu được… có 3 loại kính thiên văn phổ biến được sử dụng thường xuyên đó là: Kính thiên văn phản xa, kính thiên văn khúc xạ và kính thiên văn tổ hợp.
Cấu tạo của kính thiên văn thường gồm 2 bộ phận chính là vật kính (bộ phận tiếp nhận ánh sáng từ vật thể) và thị kính (bộ phận mà mắt người dùng để quan sát vật thể). Tuy nhiên, mỗi loại kính thiên văn khác nhau thì các loại thấu kính được sử dụng để thu nhận ánh sáng và nguyên lý hoạt động của các loại kính thiên văn này cũng sẽ rất khác nhau.
Vật kính của kính thiên văn khúc xạ là thấu kính hội tụ tiêu sắc được ghép từ 1 thấu kính phân kỳ và 1 thấu kính hội tụ. Thị kính của kính thiên văn khúc xạ có thể là thấu kính phân kỳ hoặc hội tụ tiêu sắc. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các kính thiên văn hiện nay đều có thị kính là thấu kính hội tụ tiêu sắc do chúng có trường nhìn rộng.
Kính thiên văn khúc xạ hoạt động theo nguyên lý khúc xạ ánh sáng. Ánh sáng từ vật thể là những chùm sáng song song đi vào trong ống kính, sau khi khúc xạ sẽ truyền đến thị kính.
Kính thiên văn khúc xạ có cấu tạo đơn giản, hình ảnh rõ nét, dễ sử dụng, bền bỉ và không bị lệch trục. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm đó là màu sắc thiếu trung thực do hiện tượng tán sắc, bên cạnh đó, đường kính của kính thường khá nhỏ nên khả năng thu gom ánh sáng không cao, hình ảnh thường hay bị tối.
Vật kính của kính thiên văn phản xạ thường là gương cầu hoặc gương parabol (được gọi là gương sơ cấp), còn thị kính tương tự như kính thiên văn khúc xạ.
Kính thiên văn phản xạ hoạt động theo nguyên lý phản xạ ánh sáng và sử dụng gương để thu nhận, hội tụ ánh sáng. Các chùm tia sáng song song khi đi vào bên trong sẽ được gương chính của kính phản xạ lại và hội tụ chúng vào một điểm trên gương phụ tạo thành ảnh đến mắt người xem.
Ưu điểm của kính thiên văn phản xạ đó là có đường kính lớn nên thu được ánh sáng tốt hơn, màu sắc trung thực hơn, độ phóng đại lớn hơn mà giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, dòng kính thiên văn này có nhược điểm đó là thường bị méo hình ở biên, bị cầu sai, dễ bị lệch trục và kém bền hơn kính khúc xạ. Ngoài ra, kích thước của kính thường khá lớn nên không thuận tiện đem theo khi đi du lịch.
Để giải quyết những nhược điểm còn tồn tại của kính thiên văn khúc xạ và phản xạ, người ta đã tạo ra một loại kính thiên văn thứ ba và hiện đang được những người yêu thích thiên văn ưa chuộng nhất, đó là kính thiên văn tổ hợp.
Cấu tạo kính thiên văn tổ hợp là sự kết hợp của kính phản xạ và khúc xạ, sử dụng cả thấu kính và gương để có thể thu thập ánh sáng trực tiếp từ vật thể.
Nguyên lý hoạt động của kính thiên văn tổ hợp tương tự kính thiên văn phản xạ. Chỉ khác là ánh sáng phải đi qua một thấu kính hiệu chỉnh trước khi tới gương sơ cấp.
Ưu điểm của kính thiên văn tổ hợp đó là khắc phục được các nhược điểm của 2 dòng kính thiên văn truyền thống, đem lại hình ảnh rõ nét, màu sắc chính xác hơn, đặc biệt có thể chụp ảnh những thiên thể ở xa. Bên cạnh đó, loại kính này có kích thước nhỏ gọn, tháo lắp dễ dàng nên rất thuận tiện cho những người hay đi du lịch. Mặc dù vậy, giá thành của kính thiên văn tổ hợp thường khá cao nên không phải ai cũng có thể sở hữu thiết bị này.
Xem thêm: So sánh kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn chi tiết nhất
Hiện nay, kính thiên văn không chỉ phục vụ cho việc quan sát các vật thể bên ngoài vũ trụ mà còn được sử dụng dụng cho nhiều mục đích khác. Cụ thể, các tác dụng nổi bật nhất của kính thiên văn là:
Xem thêm: Top 10 những kính thiên văn lớn nhất thế giới
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn hiểu thêm về khái niệm kính thiên văn là gì cũng như các loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và tác dụng của thiết bị này.
Nhìn chung, kính thiên văn là một thiết bị không thể thiếu trong việc khám phá bầu trời, các thiên thể ngoài vũ trụ cũng như tiếp cận ngành khoa học thiên văn. Chính vì vậy hiện nay, kính thiên văn được rất nhiều người tìm mua, bao gồm cả người dùng nghiệp dư và người nghiên cứu chuyên sâu. Vậy, mua kính thiên văn ở đâu tốt, đảm bảo chất lượng?
Với người dùng nghiệp dư, bước đầu làm quen với ngành thiên văn học, bạn có thể tham khảo các sản phẩm kính thiên văn đang có tại META.vn. Với uy tín nhiều năm tại thị trường Việt Nam, META hoàn toàn đảm bảo đưa tới tay người dùng các sản phẩm chính hãng, chất lượng cao với mức giá cạnh tranh và chế độ bảo hành lâu dài. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.