Bộ lọc HEPA hiện nay rất được ưa chuộng, có thể lọc không khí vô cùng hiệu quả. Ngoài ứng dụng trong việc lọc không khí, màng lọc vô cùng hiệu quả trong công việc làm sạch. Cùng tìm hiểu về bộ lọc này qua bài viết dưới đây và bộ lọc hoạt động hiệu quả trên những thiết bị nào nhé!
Bộ lọc HEPA có thành phần quan trọng nhất là màng lọc HEPA. HEPA là viết tắt của cụm từ High Efficiency Particulate Air (bộ lọc không khí hiệu suất cao), được sử dụng để lọc không khí, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, sản phẩm.
Màng lọc HEPA được phát triển bởi Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ từ những năm 1940 với mục đích ban đầu là lọc bụi phóng xạ từ các vụ thử bom nguyên tử. Tới thập niên 1950, màng lọc HEPA được thương mại hóa và sử dụng làm sạch không khí cho các khu vực sản xuất kỹ thuật cao cần môi trường sạch hoàn toàn như ổ đĩa, thiết bị y tế, linh kiện bán dẫn, dược phẩm… Đến hiện tại, bộ lọc HEPA được áp dụng trong nhiều sản phẩm gia dụng hơn như máy lọc không khí, điều hòa, máy hút bụi.
Vì được ứng dụng quá rộng rãi nên đôi khi màng lọc HEPA còn được gọi với nhiều tên là màng lọc bụi bẩn, màng lọc bụi phòng sạch, màng lọc cho bệnh viện, màng lọc bụi chuyên phòng thí nghiệm hay còn được gọi phổ biến là màng lọc máy lọc không khí.
Một bộ lọc HEPA thường bao gồm nhiều lớp khác nhau như màng lọc thô, màng lọc khử mùi... nhưng quan trọng nhất vẫn là màng lọc HEPA.
Màng lọc HEPA được cấu tạo từ các sợi thủy tinh hoặc sợi tổng hợp rất nhỏ có đường kính từ 0.5 - 2.0 micromet (0.0025 đường kính sợi tóc) được chồng từng lớp lên nhau ngẫu nhiên tạo thành một tấm lọc nhiều lớp. Các sợi này được sắp xếp theo hình đàn phong cầm (Accordion), khe hở giữa các sợi trên màng lọc HEPA thường lớn hơn 0.3 micromet giúp chúng hút được một số lượng lớn các hạt rất nhỏ thậm chí cả những hạt nhỏ hơn 0,3 micromet nhờ kết hợp 3 cơ chế khuếch tán, chặn và va chạm trong khi lọc. Màng lọc HEPA có thể lọc được những hạt bụi nhỏ nhất là PM2.5 (2,5 micromet).
Nguyên lý hoạt động của bộ lọc HEPA khá đơn giản. Khi không khí mang theo bụi được hút vào trong buồng chứa không khí, trước tiên chúng sẽ được đưa qua màng lọc HEPA sau đó qua màng lọc hỗn hợp để lọc bụi vàng - lọc khí Aldehyde - khử mùi - lọc mùi. Sau khi quá trình lọc này được kết thúc lớp bụi sẽ tiếp tục chuyển sang màng lọc khác (màng lọc khử mùi và màng lọc bụi lần cuối).
Màng lọc HEPA sẽ lọc bụi bằng việc kết hợp 3 cơ chế sau:
Nhìn chung, cơ chế khuếch tán sẽ hoạt động tốt với bụi có đường kính nhỏ hơn 0.1 micromet, còn hai cơ chế còn lại có hiệu quả với bụi có đường kính lớn hơn 0.4 micromet.
Các tấm lọc HEPA có khả năng lọc được 99,97% các hạt trong không khí có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0.3 micromét (µm), bao gồm vi khuẩn, virus, phấn hoa, hóa chất, khí độc, bụi mịn, bụi mạng nhện và các chất ô nhiễm khác.
Trên thế giới hiện nay có khá nhiều loại màng lọc không khí HEPA khác nhau với tỷ lệ lọc khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chuẩn mà chúng đáp ứng được.
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn sản phẩm màng lọc HEPA phù hợp. Dưới đây là đặc điểm kỹ thuật thường được sử dụng trong Liên minh châu Âu. Bộ lọc càng cao thì khả năng lọc không khí của màng càng tốt:
Trong đó, màng lọc HEPA H13 và H14 là 2 loại màng phổ biến nhất và thường được sử dụng cho các loại máy lọc không khí.
Màng lọc HEPA H13 đạt tiêu chuẩn H13, có cấp độ lọc 3µm và hiệu suất lọc là 99,99% thường dùng cho phòng sạch có tiêu chuẩn Class 100.000, phòng mổ bệnh viện, hoặc dùng trong một số máy lọc bụi, lọc không khí, các loại tủ cấy vi sinh...
Màng lọc HEPA H14 dùng trong những trường hợp cần chất lượng môi trường không khí cao hơn, ví dụ như trong một máy lọc khí, lọc bụi tiêu chuẩn cao, phòng nuôi cấy vi sinh đặc biệt...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu các sản phẩm được sử dụng trong gia đình có màng lọc HEPA bao gồm: máy lọc không khí, máy hút bụi, điều hòa, máy hút ẩm, máy làm mát, quạt hơi nước, máy hút mùi... mà không đề cập đến các máy móc trong lĩnh vực y tế, xây dựng nhé.
Bộ lọc HEPA của máy lọc không khí có chức năng loại bỏ các hạt bụi, chất gây ô nhiễm có trong không khí với kích thước nhỏ tới 0.3 micromet (khoảng bằng 0,0025 đường kính 1 sợi tóc), hiệu suất lọc có thể đạt đến 99.97 %.
Phần lớn những chất được loại bỏ là hạt phấn hoa, vi khuẩn, bào tử nấm, lông thú, khói và những tác nhân gây hen suyễn, dị ứng và những bệnh liên quan đến đường hô hấp khác. Cùng với hoạt động loại bỏ, bộ lọc còn giữ lại các chất gây ô nhiễm này nên không gian phòng ở của bạn sau khi sử dụng máy lọc không khí sẽ thoáng sạch, trong lành và tốt cho sức khỏe hơn.
Ở Việt Nam, nhất là ở thành phố lớn như Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí thường ở mức cao từ 100-200, nhất là vào những tháng mùa đông. Đây là kết quả chụp trên trang web iqair.com, đo chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội vào ngày 29.11.2023.
Kết quả này cho thấy chất gây ô nhiễm chính là bụi mịn, nồng độ bụi mịn PM2.5 của thành phố hiện cao gấp 35.7 lần mức an toàn WHO đưa ra. Với chỉ số này, ngoài việc hạn chế ra ngoài, mở cửa phòng thì cũng cần sử dụng thêm máy lọc không khí có màng lọc HEPA để cải thiện chất lượng không khí.
2. Điều hòa
Hiện nay 1 số điều hòa đã tích hợp thêm bộ lọc không khí HEPA để không khí trong nhà bạn luôn trong lành và sạch các vi khuẩn gây bệnh.
Hệ thống màng lọc trong máy điều hoà có từ 1 đến 3 màng lọc đáp ứng yêu cầu giữ lại bụi bẩn, mùi từ các vật dụng gia đình hay nấm mốc. Trên thực tế, không chỉ có khói bụi, mà rất nhiều vi khuẩn, virus tồn tại trong môi trường đang ngày càng ô nhiễm. Yêu cầu đặt ra là có được môi trường xanh và sạch ít nhất là ngay chính trong mái ấm của mỗi người.
Màng lọc HEPA nằm trong màng lọc thứ 3 có khả năng chống virus và các căn bệnh nguy hại trong đó có virus cúm A/H1N1. Theo đó, tấm màng lọc thứ 3 bao gồm dung dịch diệt khuẩn, màng lọc Fabric, màng lọc Net và HEPA có khả năng tiêu diệt virus cúm A/H1N1 chỉ sau 10 phút máy hoạt động.
3. Máy hút ẩm
Một số máy hút ẩm dân dụng hiện nay được trang bị màng lọc HEPA của Mỹ. Đây là một trong những công nghệ lọc không khí hiện đại và được sử dụng phổ biến trong hệ thống các máy lọc không khí hiện nay.
HEPA trong máy hút ẩm có thể lọc không khí hiệu suất cao. Cấu tạo của bộ lọc HEPA bao gồm một chiếc lưới là các sợi thủy tinh được sắp xếp ngẫu nhiên với đường kính vô cùng nhỏ chỉ từ 0,5 và 0,2 micromet. Chính vì vậy, nó có thể chặn lại một số lượng lớn các hạt bụi, vi khuẩn có đường kính trên 0,2 micromet gây hen suyễn, dị ứng hô hấp mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được.
>>> Khám phá ngay:
4. Máy làm mát
Cũng như những sản phẩm khác, hiện nay 1 số máy làm mát trên thị trường có trang bị màng lọc HEPA để lọc bụi không khí tốt hơn.
Đây là một điểm nhấn đáng hoan nghênh bởi chất lượng không khí sẽ được nâng cao đáng kể khi quạt có trang bị màng lọc HEPA, một màng lọc sẽ giúp giữ lại một lượng bụi đáng kể và giảm dị ứng như những hạt bụi lớn và lông chó mèo phát tán trong không khí. Người dùng cần vệ sinh thường xuyên tấm lọc đúng cách để quạt hoạt động hiệu quả nhất.
6. Máy hút bụi
Máy hút bụi sử dụng bộ lọc HEPA có thể loại bỏ phần lớn các hạt phấn hoa, bào tử nấm, khói, lông thú vật, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng, hen suyễn và bệnh hô hấp trong không khí. Trong khi đó, máy hút bụi thông thường sẽ thải chúng trở lại ra không khí.
Tuổi thọ màng lọc HEPA thay đổi tùy theo từng hãng khác nhau nhưng trung bình thường là từ 3 - 10 năm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sử dụng (môi trường nhiều hay ít bụi) mà người dùng nên thay tấm lọc mới sau khoảng từ 1,5 - 5 năm sử dụng.
Xem thêm: Điểm danh các loại màng lọc không khí và thời gian thay thế
Giá tấm lọc không khí HEPA trên thị trường hiện nay thay đổi tùy theo chủng loại, kích thước nhưng giá trung bình thường dao động trong khoảng từ 1 - 4 triệu đồng. Bạn có thể dễ dàng mua được nó từ các cửa hàng chuyên bán máy lọc không khí và phụ kiện, hoặc tại các trang điện máy online như META.vn.
Nhiều người dùng thường thắc mắc, liệu màng lọc HEPA có rửa được không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, chỉ có một số loại màng lọc HEPA của một số hãng nhất định mới có thể rửa được bằng nước. Vì vậy, tốt nhất khi mua màng lọc, bạn nên hỏi rõ người bán để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Ngoài ra, khi vệ sinh màng lọc HEPA bạn cần chú ý thực hiện theo các bước sau:
Lưu ý khi vệ sinh màng lọc HEPA:
Màng lọc HEPA được cấu tạo từ các sợi tương đối mỏng, xếp chồng lên nhau. Khi vệ sinh bạn cần:
Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh máy lọc không khí đúng cách, đơn giản nhất
Bộ lọc HEPA có 3 loại khác nhau là EPA, HEPA và ULPA. Về cơ bản, ba loại này có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như nhau, chỉ khác nhau về chỉ số khả năng lọc bụi. Cụ thể:
Bộ lọc EPA | Bộ lọc HEPA | Bộ lọc ULPA | |
Định nghĩa | Viết tắt của từ Efficient Particulate Air Filter với 3 chỉ số có khả năng lọc bụi khoảng 99.5%. | Viết tắt của từ High Efficiency Particulate Air với 2 chỉ số có khả năng lọc đến 99.995%. | Viết tắt của Ultra Low Penetration Air Filter - hay còn gọi cách khác là Ultra - HEPA với khả năng lọc đến 99.999995% bao gồm các dạng bụi bẩn phấn hoa, khói thuốc, bụi... có kích thước 0.3 micromet trở xuống. |
Chỉ số khả năng lọc bụi | E10 lọc được 85% bụi bẩn E11 lọc được 95% bụi bẩn E12 lọc được 99.5% bụi bẩn | H13 lọc được 99.95% bụi bẩn H14 lọc được 99.995% bụi bẩn | U15 lọc được 99.9995% bụi bẩn U16 lọc được 99.99995% bụi bẩn U17 lọc được 99.999995% bụi bẩn |
Hi vọng với bài viết trên đây các bạn đã hiểu và nắm được những điều cơ bản về bộ lọc HEPA và xem xét lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp.
Hiện nay META.vn có kinh doanh tất cả các mặt hàng trên và nhiều thiết bị khác được nhập khẩu chính hãng từ nhà sản xuất. Hãy truy cập ngay META.vn hoặc gọi về hotline sau để xem thêm nhiều sản phẩm khác và đặt hàng nhé!