Tụ điện là một linh kiện quan trọng trong mạch điện tử và được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Nhưng tụ điện là gì? Cấu tạo, phân loại và công dụng, ứng dụng của tụ điện như thế nào? Cùng META tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động có cấu tạo gồm 2 bề mặt dẫn điện đặt song song và ngăn cách bởi một lớp điện môi.
Khi hai bề mặt của tụ điện xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu nhau sẽ tạo ra chênh lệch về điện thế. Nhờ nguyên lý phóng nạp nên tụ điện có tính cách điện 1 chiều nhưng lại cho dòng điện xoay chiều đi qua. Tụ điện thường được sử dụng trong các mạch điện tử như: Mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch lọc nguồn - lọc nhiễu, mạch tạo dao động…
Trong đó có thể quy đổi theo công thức sau: 1F = 10-6 MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 PicoFara.
Tụ điện tích tụ điện tích bởi 2 bề mặt dẫn điện trong một điện trường (có 2 cực thụ động lưu trữ năng lượng điện). Hai bề mặt của tụ điện được ngăn cách bởi dielectric (điện môi) không dẫn điện như gốm, mica, giấy, giấy tẩm hóa chất…
Xem thêm: Cường độ dòng điện là gì? Cách tính, cách đo và ý nghĩa
Hiện nay có rất nhiều loại tụ điện khác nhau trên thị trường, các loại tụ điện phổ biến gồm:
Về kiểu mắc ta có tụ điện mắc nối tiếp và tụ điện mắc song song.
Xem thêm: Hiệu điện thế (điện áp) là gì? Cách tính, cách đo như thế nào?
Tụ điện có cấu tạo gồm từ 2 dây dẫn điện trở lên (thường ở dạng tấm kim loại) được mắc song song và một lớp điện môi ngăn cách.
Điện môi sử dụng trong tụ điện thường các những chất không dẫn điện như giấy, giấy tẩm hóa chất, thủy tinh, gốm, mica, màng nhựa, không khí… Điện môi không dẫn điện giúp tăng khả năng tích trữ năng lượng của tụ điện.
Tùy thuộc vào chất liệu cách điện (điện môi) mà tụ điện có tên gọi tương ứng như lớp cách điện không khí thì gọi là tụ không khí, điện môi bằng gốm thì có tụ gốm, nếu là lớp hóa chất thì ta có tụ hóa…
Tụ điện hoạt động dựa trên hai nguyên lý là nguyên lý phóng nạp và nguyên lý nạp xả.
Xem thêm: Nội trở pin là gì? Cách đo nội trở pin bằng đồng hồ vạn năng
Vì tụ điện luôn có một lượng điện năng tồn tại, nếu không được kiểm tra thường xuyên sẽ gây nguy hiểm. Vì vậy chúng ta có thể dùng đồng hồ vạn năng (loại đồng hồ kim hoặc đồng hồ số) để thực hiện kiểm tra.
Đầu tiên, bạn hãy xả hết điện trong tụ ra, chọn chế độ Ohm cho đồng hồ vạn năng kim, chạm que đo vào 2 cực tụ điện rồi đọc kết quả. Sẽ xảy ra 3 trường hợp sau:
Đối với đồng hồ vạn năng số, bạn có thể thực hiện kiểm tra tụ điện như sau:
Điều chỉnh thang đo về chế độ 1K, chạm que đo vào hai đầu tụ, sau đó đổi que rồi thực hiện lại vài lần và theo dõi dãy số hiển thị trên mặt đồng hồ:
Nếu đồng hồ vạn năng nhà bạn có tính năng đo điện dung thì có thể đo tụ điện ở chế độ này như sau:
Xả tụ và tháo tụ điện ra khỏi mạch, chỉnh đồng hồ vạn năng về chế độ điện dung rồi lần lượt chạm que đo vào hai cực của tụ điện.
Vậy tụ điện có tác dụng gì?
Xem thêm: Hệ số công suất cosφ là gì? Cách tính và ý nghĩa của hệ số công suất
Tụ điện có rất nhiều công dụng, nhưng có thể kể đến 4 công dụng chính sau:
Xem thêm: Cách kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết, chuẩn nhất
Hiện nay, tụ điện được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử. Ở mỗi mạch tụ điện lại mang một công dụng nhất định như truyền tín hiệu, lọc nhiễu - lọc điện nguồn, tạo dao động... Những ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống có thể kể đến như:
Xem thêm: Công dụng của đồng hồ đo điện là gì? Đồng hồ đo điện gồm những loại nào?
Trên đây là những thông tin mà META muốn chia sẻ để bạn hiểu được tụ điện là gì cũng như biết thêm về cấu tạo, nguyên lý, công dụng và các ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống.
Nếu có nhu cầu sử dụng các loại đồng hồ đo điện, đồng hồ vạn năng, bạn hãy đặt hàng ngay tại website META.vn hoặc liên hệ tới hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.