Nếu như bộ xử lý PC là chiến trường của Intel và AMD, thì lĩnh vực vi xử lý dành cho smartphone được coi như cuộc so tài cân sức của Snapdragon và MediaTek. Hiện nay ngoài Apple và Huawei vẫn kiên trì tự phát triển vi xử lý, gần như mọi hãng khác đều sử dụng chip của 2 thương hiệu này. Hôm nay, hãy cùng META đặt lên bàn cân để so sánh chip Snapdragon và MediaTek xem loại nào mạnh hơn nhé.
Qualcomm (hay Quality Communications Technologies) là một công ty bán dẫn toàn cầu chuyên thiết kế, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ viễn thông không dây ra của Mỹ được thành lập từ năm 1985, có trụ sở tại San Diego, Californie.
Hãng có tới 157 văn phòng trên toàn thế giới, có cơ sở tại Việt Nam từ năm 2003. Đến năm 2020, Qualcomm đã quyết định xây dựng trung tâm R&D ở Việt Nam nhằm tăng quy mô sản xuất chipset 5G.
Snapdragon là hệ thống các sản phẩm bán dẫn SoC (System on a Chip - hệ thống trên một vi mạch) dành cho thiết bị di động của Qualcomm. Chip sử dụng kiến trúc ARM hiện đại nhất cho đến ngày nay, cấu tạo cơ bản gồm:
Chip Snapdragon được định hướng là nền tảng cho các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop… và đang bắt đầu tiến quân sang lĩnh vực thiết bị máy tính.
Các dòng chip Snapdragon phổ biến hiện nay gồm:
MediaTek Inc. được thành lập vào năm 1997, trụ sở chính ở Tân Trúc, Đài Loan. Khởi đầu với các công nghệ đầu đĩa DVD và TV, sau đó mở rộng ra sản xuất SoC.
Tuy non trẻ hơn nhưng nhờ nhắm vào thị trường tầm thấp và trung, tới tháng 3/2021, MediaTek đã vượt qua Qualcomm trở thành nhà cung cấp chipset lớn nhất toàn cầu cho các dòng smartphone (tính theo thị phần).
Trong năm 2020, hãng này đã cho ra đời hơn 350 triệu chipset phân phối tới nhiều công ty sản xuất điện thoại thông minh khác nhau. Các dòng chip tiêu biểu của MediaTek gồm có:
Sau khi đã nắm được các thông tin sơ lược về hai "ông lớn" trong ngành sản xuất chip set này rồi thì chúng ta hãy cùng đi sâu so sánh chi tiết chip của Qualcomm và MediaTek nhé!
Trong thời đại số ngày nay, "cuộc chiến" giữa các hãng công nghệ luôn diễn ra hết sức gay cấn, luôn có sự biến động từng ngày. Nhưng nhìn trên tổng thể thì MediaTek và Qualcomm đang ở trạng thái tương đối cân bằng, mỗi bên đều có những lợi thế riêng.
Mặc dù đều sử dụng bộ xử lý đa lõi (2 - 4 - 6 - 8 - 12), cấu trúc nền tảng ARM, tuy nhiên Qualcomm có kinh nghiệm chế tạo lõi riêng mang tên Kryo. Từ năm 2017, hãng đã đẩy mạnh những thiết kế bán tùy chỉnh như Kryo Gold, Kryo Silver… -Nhĩa là CPU của chip Snapdragon dựa trên nền tảng lõi ARM tiêu chuẩn lại được tích hợp thêm một số tinh chỉnh để cải thiện hiệu suất lẫn mức tiêu thụ điện năng. Trong khi đó, đa số CPU của MediaTek vẫn đang sử dụng lõi ARM tiêu chuẩn.
Trên phương diện này, Qualcomm luôn nhanh chân hơn và sử dụng lõi CPU ARM mới nhất. Sự ra đời của Snapdragon 8 Gen 1 (1/12/2021) được Qualcomm hy vọng là một bước đột phá với công nghệ ARMv9, tiến trình 4nm, nhanh hơn 20% so với Snapdragon 888+ (CPU Kyro 680), giảm mức sử dụng năng lượng lên đến 30%.
Để đuổi theo bước chân của Qualcomm, quý 1/2022 MediaTek cũng cho ra mắt dòng chip Dimensity 9000 - được hãng này tự hào là con chip mạnh nhất và tiết kiệm năng lượng nhất nhằm đối đầu trực diện với Snapdragon 8 Gen 1.
Đây lại là một thế mạnh của Qualcomm khi đã mua lại công nghệ chip đồ họa từ hãng sản xuất card đồ họa nổi tiếng AMD, GPU Adreno trở thành lợi thế lớn nhất cho con chip của họ.
Còn chip của MediaTek tích hợp GPU Arm Mali thường sẽ thấp hơn một chút khi chấm điểm bằng các phần mềm benchmark.
Trong những năm gần đây, Qualcomm tập trung khai thác bộ xử lý tín hiệu Hexagon (DSP) như Hexagon 690 trong Snapdragon 888 và 888+, Hexagon 685 tích hợp vào Snapdragon 845, Snapdragon 710, Snapdragon 670…. DSP thường xử lý các tác vụ liên quan đến âm thanh, hình ảnh và kết nối, những điều chỉnh của Qualcomm nhằm phục vụ máy học sẽ làm tăng khả năng nhận dạng hình ảnh, các hình thức suy luận ngoại tuyến lên cao hơn so với các con chip khác.
Về phần mình, MediaTek cũng giới thiệu bộ xử lý AI chuyên dụng (APU) cung cấp các tính năng như nhận diện khuôn mặt, nhận diện cảnh thông minh… khi ra mắt chip Helio P60.
MediaTek có khá nhiều vấn đề xung quanh chính sách khắt khe khi phát hành mã nguồn, trong khi Qualcomm cởi mở hơn ở mặt này. Nếu bạn dự định cài ROM mới cho điện thoại, thì chip Qualcomm sẽ là lựa chọn tối ưu.
Thêm một vấn đề nữa là điện thoại sử dụng chip MediaTek thường nhận được bản cập nhật hệ thống khá trễ, đôi khi còn bị thiếu. Tuy một phần lỗi do các nhà sản xuất Smartphone nhưng cũng không thể hoàn toàn loại bỏ trách nhiệm của đơn vị sản xuất chip.
Phân khúc giá rẻ gần như là địa bàn của MediaTek với nhiều sản phẩm thuộc các hãng khác nhau như: Nokia 1, Nokia 3, Nokia 3.1, Redmi 6, Redmi 6A… Qualcomm cũng có nhiều cố gắng để phân chia thị trường này với các sản phẩm chạy chip Snapdragon 480 (2021) như Oppo A93 5G, Vivo Y31s…
Với nhóm smartphone tầm trung, chip của hai hãng được kết hợp trong khá nhiều sản phẩm. Qualcomm được các thương hiệu lớn lựa chọn nhiều hơn (chủ yếu là Snapdragon 6xx và 7xx) với các sản phẩm tiêu biểu như: Xiaomi Redmi Note 10, Nokia 7 Plus, Xiaomi Redmi Note 5… MediaTek theo sát phía sau với Nokia 5.1 Plus, Realme 1, Oppo F9 và LG Q7.
Tại phân khúc giá cao thì Qualcomm chiếm phần lớn thị phần với các dòng chip Snapdragon 8xx, đặc biệt là Snapdragon 8 gen 1. Tính đến 2/2022 đã có những thiết bị được trang bị chip này gồm Galaxy S22 Series, Xiaomi 12 Series, OnePlus 10 Pro, Realme GT 2 Pro, Vivo iQOO 9 Series. MediaTek với dòng Helio X30 chỉ mới xuất hiện cùng Meizu Pro 7 Plus, còn chiếc điện thoại sở hữu Dimensity 9000 được hãng này bật mí sẽ xuất hiện ở Reno Series, hãy cùng chờ đón nhé!
Thông thường, khi quyết định mua một chiếc điện thoại thông minh, ngoài chip thì người dùng còn cân nhắc đến nhiều yếu tố khác. Đại đa số khách hàng phổ thông thường có xu hướng mua một chiếc điện thoại tầm trung nhưng tích hợp máy ảnh tuyệt vời, dung lượng pin ấn tượng... thay vì thiết bị sử dụng chip mạnh nhưng không đi kèm tính năng giá trị nào.
Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn thiết bị sử dụng chip Snapdragon hay MediaTek thì META vẫn đưa ra một số lời khuyên như sau:
Lưu ý: Do chip của MediaTek có giá rẻ hơn Qualcomm dẫn đến dù hiệu suất tương đương nhưng điện thoại sử dụng chip MediaTek thường được bán với giá thấp hơn.
Trên đây là tổng hợp so sánh chip Snapdragon với MediaTek của META. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn phần nào trong việc lựa chọn các sản phẩm công nghệ thông minh mà mình yêu thích.
Nếu muốn sở hữu các sản phẩm thiết bị số hữu ích, thông minh đảm bảo hàng chính hãng, giá tốt, bạn hãy nhanh tay đặt hàng tại website META.vn hoặc liên hệ tới hotline dưới đây để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất nhé: