SpO2 là gì? Tại sao cần thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2?

👨 Đinh Khương Đức
04/06/2019 102.202

SpO2 là một trong những chỉ số quan trọng có vai trò ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Vậy SpO2 là gì? Nó có ý nghĩa gì và tại sao chúng ta phải kiểm tra chúng thường xuyên. Bài viết dưới đây của META sẽ giúp bạn đi trả lời những câu hỏi đó, đồng thời cho bạn hiểu hơn những kiến thức về SpO2.

SpO2 là gì

SpO2 là gì?

SpO2 viết tắt của cụm từ "Saturation of peripheral oxygen"  là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu cách khác, SpO2 chính là  tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu (oxy hóa và không oxy hóa hemoglobin). Người ta vẫn thường ví von SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác là mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng đo oxy xung - một phương pháp gián tiếp, không xâm lấn (Không liên quan đến việc đưa các dụng cụ vào cơ thể). Nó hoạt động bằng cách phát ra và sau đó hấp thụ một sóng ánh sáng truyền qua các mạch máu (hoặc mao mạch) trong đầu ngón tay. Một biến thể của sóng ánh sáng truyền qua ngón tay sẽ cho giá trị của phép đo SpO2 vì mức độ bão hòa oxy gây ra các biến đổi về màu của máu.

Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường?

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, chỉ số SpO2 ≥ 94% là những chỉ số bình thường. Tức là, tình trạng oxy hóa trong máu được coi là đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên biết thêm về các mức độ của chỉ số SpO2 để có thể chủ động theo dõi sức khỏe:

  • SpO2 từ 97% - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt.
  • SpO2 từ 94% - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
  • SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ
  • SpO2 thấp hơn 90% là một ca cấp cứu trên lâm sàng.

Tuy nhiên, trên thực tế chỉ số SpO2 đo được sẽ không chính xác hoàn toàn 100% mà sẽ bị ảnh hưởng bởi 1 số yếu tố dưới đây:

  • Do độ sai lệch của thiết bị.
  • Do Hb bất thường
  • Do cử động
  • Do tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch, hay hạ thân nhiệt nặng...
  • Bị nhiễu do ánh sáng trong phòng khi đo (tuy nhiên đa số các thiết bị đã loại bỏ hiện tượng nhiễu do ánh sáng bên ngoài)

>> Tham khảo: Cách làm tăng oxy trong máu an toàn, ngăn ngừa nhiều bệnh

Các triệu chứng của tình trạng thiếu oxy trong máu

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu oxy trong máu hay chỉ số SpO2 giảm:

  • Những thay đổi về màu sắc của da
  • Trí nhớ suy giảm, hay nhầm lẫn
  • Ho
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở nhanh
  • Khó thở
  • Nhịp tim chậm
  • Đổ mồ hôi
  • Thở khò khè

Tại sao phải thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2?

Như trên đã nói, SpO2 là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn của con người. Khi cơ thể bạn không có đủ oxy, bạn có thể bị thiếu oxy hoặc thiếu oxy máu. Đây là những điều kiện nguy hiểm. Không có oxy, não , gan và các cơ quan khác của bạn có thể bị hư hại chỉ vài phút sau khi các triệu chứng bắt đầu. Theo dõi chỉ số SpO2 với máy đo SpO2 thường xuyên sẽ giúp bạn nắm rõ lượng oxy trong máu, biết được khi nào bạn cần thêm oxy cho cơ thể hoặc có những xử lý kịp thời khi có tình trạng nguy hiểm.

>> Tìm hiểu: Máy đo SpO2 là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao?

Thiết bị theo dõi chỉ số SpO2 tốt nhất hiện nay?

1. Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Beurer PO30

Tại sao phải kiểm tra SpO2 thường xuyên

Beurer PO30 là sản phẩm dùng được cho cả người lớn và trẻ em giúp theo dõi các bệnh nhân bị bệnh tim, hen suyễn, huyết áp thấp... Máy được tích hợp công nghệ dạng sóng thể tích đồ, tần số xung nhịp để đo sự bão hòa oxy (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim nhằm hạn chế những điều bất chắc xảy ra đối với những người có tiền sử thiếu oxy trong máu.

Sản phẩm có thiết kế hiện đại cùng kích thước vô cùng gọn nhỏ, giúp người dùng có thể thao tác dễ dàng. Giá bán của sản phẩm này là 970.000 đồng.

Mua ngay Máy đo nồng độ oxy và nhịp tim Beurer PO30

2. Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500D

Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500D

Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500D là thiết bị y tế vô cùng thiết thực dành cho gia đình bạn. Chiếc máy sở hữu thiết kế vô cùng nhỏ gọn, giúp người dùng có thể sử dụng ở bất cứ đâu và mang theo bất cứ khi nào. Màn hình hai phiên bản hiển thị LED và OLED nhưng đều hiển thị chỉ số dưới dạng số cùng thanh xung để người dùng dễ dàng theo dõi thông tin sức khỏe. Màn hình có thể xoay 4 chiều với 6 chế độ hiển thị.

Jumper SPO2 JPD-500D cho dải đo từ 35% - 99% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% khi SpO2 trong khoảng 70% - 100%. Trong khi đó, phạm vi đo tốc độ xung của nhịp tim là 25 - 250bpm, chênh lệch trên dưới 2bpm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy để đo chỉ số tưới máu PI. Máy đo được bảo hành 24 tháng và có giá bán: 350.000 đồng.

Mua ngay Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper SPO2 JPD-500D

3. Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iMediCare iOM-A6

Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iMediCare iOM-A6

Chiếc máy là sản phẩm của thương hiệu iMediCare nổi tiếng tại Singapore. Máy đo nhịp tim và SpO2 iOM-A6 cho dải đo từ 0% - 100% với chỉ số đo sai lệch trên dưới 2% khi SpO2 trong khoảng 70% - 100%, phạm vi đo của nhịp tim là 30 - 250 bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm.

Màn hình OLED góc nhìn rộng, hiển thị thông tin dưới dạng số và thanh xung, giúp người dùng dễ dàng theo dõi và sử dụng.  iMediCare iOM-A6 được bảo hành 24 tháng và có giá là: 510.000 đồng.

Mua ngay Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iMediCare iOM-A6

Kết luận

Sau bài viết này, chắc chắn bạn đã biết được khái niệm SpO2 là gì? Tại sao phải theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên? Hãy trang bị cho mình và gia đình một chiếc máy đo nồng độ oxy ngay hôm nay để luôn luôn có thể lắng nghe cơ thể bạn và có được những xử trí kịp thời nếu SpO2 có chiều hướng xấu. Liên hệ với META.vn để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ đặt mua những chiếc máy đo SpO2 chất lượng, chính xác nhất! META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo bài viết: 

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận