Bạn đã biết về hiện tượng tivi bị nhiễm từ nhưng chưa biết liệu tivi LED có bị nhiễm từ không, tivi LCD có bị nhiễm từ không... hay cách xử lý hiện tượng này như thế nào? Nếu đang tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề này thì hãy cùng META tìm hiểu về hiện tượng tivi nhiễm từ và cách khắc phục tivi nhiễm từ trong bài viết sau đây nhé.
Hướng dẫn khắc phục tivi bị nhiễm từ triệt để
Tivi bị nhiễm từ là gì?
Tivi nhiễm từ là gì?
Tivi bị nhiễm từ là một lỗi kỹ thuật gây ra lỗi màu sắc ở tivi, làm giảm chất lượng hình ảnh và gây khó chịu cho người xem.

Biểu hiện tivi nhiễm từ
Màn hình tivi bị nhiễm từ có các mảng màu sắc không đồng nhất, các góc tivi thường có hiện tượng sai màu, dù màn hình đang có cùng một màu sắc nhưng riêng các phần sai màu có màu sắc nhạt hơn với các khoảng sáng trắng hoặc có màu khác hẳn.
Tivi nhiễm từ thường gặp ở dòng tivi nào?
Hiện nay, tình trạng tivi bị nhiễm từ thường ít khi xảy ra do các dòng tivi mới sử dụng công nghệ màn hình LED, LCD, Plasma… thường được trang bị mạch khử từ. Hiện tượng tivi nhiễm từ thường chỉ xảy ra ở các tivi dòng cũ nên người dùng có thể yên tâm khi sử dụng các tivi mới hiện đại.
Xem thêm: Tivi bị mờ màn hình: Nguyên nhân và một số cách khắc phục
Nguyên nhân tivi nhiễm từ

Có 3 lý do chính dẫn đến hiện tượng tivi bị nhiễm từ:
- Do con trỏ nhiệt (điện trở nhiệt): Đây là nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất khi có tình trạng tivi bị nhiễm từ. Con trỏ nhiệt là bộ phận nối dòng điện AC và cuộn khử từ. Khi con trỏ nhiệt dùng lâu ngày bị hỏng khiến dòng điện không đi vào được cuộn khử từ, cuộn khử từ không hoạt động, do đó tivi nhiễm từ.
- Do thói quen sử dụng của người dùng: Khi người dùng chỉ tắt tivi bằng remote mà không tắt nút trên tivi hoặc rút hẳn dây nguồn sẽ dẫn đến tình trạng bộ phận khử từ không làm việc nhưng tivi vẫn có dòng điện chạy vào, do đó tivi dễ nhiễm từ.
- Do đặt tivi gần các thiết bị từ tính: Thiết bị có từ tính do vỏ thiết bị được chế tạo bằng chất liệu có khả năng hút được sắt hoặc một số kim loại. Một số các thiết bị có từ tính như tủ lạnh, loa,… khi đặt gần TV sẽ khiến tivi dễ hỏng hơn, giảm khả năng khử từ tivi.
Xem thêm: Nguyên nhân tivi bị sọc màn hình và cách sửa
Cách sửa tivi bị nhiễm từ

Cách làm tivi hết nhiễm từ được đưa ra dựa theo đúng các nguyên nhân kể trên, cụ thể như sau:
- Thay đổi thói quen tắt tivi: Bạn nên tắt tivi bằng remote, sau đó ấn nút tắt nguồn trên tivi. Ngoài ra khi đang xem tivi không nên rút dây nguồn một cách đột ngột vì dễ làm hỏng bóng đèn màn hình tivi do nguồn điện thay đổi đột ngột. Xem chi tiết: Hướng dẫn tắt tivi đúng cách.
- Đặt các thiết bị có từ tính cách xa tivi: Điều này vừa đảm bảo sự thẩm mỹ cho không gian phòng khách khi tivi được đặt ở một góc riêng, vừa giúp tivi khó bị nhiễm từ.
- Dùng thiết bị có từ trường xoay chiều mạnh: Như mỏ hàn, máy biến thế không có vỏ bọc là các thiết bị có từ trường xoay chiều mạnh, đưa chúng đến gần tivi nhiễm từ, sau đó xoay vòng vòng thiết bị rồi kéo ra ngoài. Đây cũng là một cách sửa tivi bị nhiễm từ được nhiều thợ sửa tivi sử dụng.
- Sử dụng nam châm: Đưa nam châm lại vị trí màn hình tivi bị nhiễm từ và di chuyển từ từ cục nam châm ra phía ngoài màn hình. Tiến hành vài lần cho đến khi tivi hết nhiễm từ. Cần đảo chiều cục nam châm khi thực hiện, tránh làm tivi nhiễm từ nhiều hơn (dẫn đến hiện tượng loang màu nhiều hơn).
- Liên hệ trung tâm sửa chữa tivi chuyên nghiệp: Nếu đã thực hiện hết các cách trên mà tivi vẫn bị nhiễm từ thì bạn nên sử dụng dịch vụ sửa chữa tivi uy tín.
Xem thêm: Màn hình tivi bị mốc: Nguyên nhân và cách sửa
Hy vọng bài viết nói về nguyên nhân và cách chữa tivi bị nhiễm từ trên đây đã đưa tới cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều tư vấn tivi hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!