Máy quét mã vạch là thiết bị được sử dụng phổ biến tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa... Nếu đang cần tìm mua thiết bị này nhưng chưa biết các loại máy quét mã vạch gồm những loại nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây của META để cùng tìm hiểu bạn nhé.
Top 10 các loại máy quét mã vạch tốt, chạy nhanh hiện nay
Top 10 máy quét mã vạch tốt nhất hiện nay
1. Máy quét mã vạch Symbol LS-2208
Máy quét mã vạch Symbol LS-2208 được nhiều người đánh giá cao bởi khả năng đọc nhanh và mức giá phù hợp. Sản phẩm có cấu trúc bền, có khả năng đáp ứng thử nghiệm rơi từ độ cao 1.5m, mặt trước được bảo vệ bằng kính cường lực chống xước.
Máy quét mã vạch có khả năng đọc tốt mã vạch 1D, chính xác ngay từ lần đọc đầu tiên và luôn sẵn sàng cho lần kế tiếp. Với phạm vi tương tác rộng, từ điểm đọc đến mã vạch khoảng 43cm.
Symbol LS-2208 được trang bị nhiều hình thức kết nối như RS232, USB, KBW, Wand, IBM 468X/9X. Máy được thiết kế thuận tiện cho mọi bên tay người dùng cùng trọng lượng nhẹ giúp cầm lâu mà không hề mỏi.
Giá bán hiện tại: 1.690.000 đồng.
2. Máy quét mã vạch 1D TEKI TK10
Máy quét mã vạch 1D TEKI TK10 với tốc độ 300scan/giây, sử dụng công nghệ quét Linear imager giúp quét nhanh, chính xác.
Sản phẩm còn có nhiều ưu điểm như:
- Máy không chỉ quét được mà vạch trên tem, nhãn mà còn đọc tốt trên màn hình điện thoại di động. Bạn điều chỉnh đúng tia đèn led màu đỏ 640mm trùng với mã vạch để thanh toán và kiểm kho chính xác từng mã sản phẩm.
- Cò bấm khá êm, nhạy giúp công việc diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Máy có khả năng chịu lực rơi ở độ cao 1m, tuy nhiên bạn nên cẩn thận để bảo vệ tuổi thọ của máy.
- Máy quét mã vạch có kết nối mạng và các thiết bị ngoại vi.
- Dễ dàng tháo rời các bộ phận.
- Máy có trọng lượng khá nhẹ, dễ dàng cầm tay hoặc để bàn để máy quét tự động. Máy có kết nối USB rất tiện dụng, dễ dàng sao chép dữ liệu.
Giá bán: 770.000 đồng.
3. Đầu đọc mã vạch Zebex Z 3151 HS
Zebex Z 3151 HS là dạng máy chân không đế, có thiết kế nhỏ gọn, vừa vặn tay cầm dễ dàng sử dụng. Máy ứng dụng công nghệ Laser, cùng 1 tia tự động và có thể đọc được mã vạch 2D, đem lại sự hoàn hảo và chuyên nghiệp kinh doanh của công ty bạn.
Đầu đọc mã vạch sở hữu tốc độ 500 scan/giây (có sensor chuyển đổi 2 chế độ) giúp bạn quét nhanh hơn, và cho dù ở vị trí xa (280mm) máy cũng có thể quét được rất nhạy và chính xác.
Bên cạnh đó, mã vạch Zebex Z 3151 HS có 2 chế độ quét tự động hoặc liên tục, đem lại nhiều sự lựa chọn cho bạn. Sản phẩm có thể giải mã phổ biến nhất ở mã vạch 1D, bao gồm GS1 Databar và PDF 417.
Giá bán: 1.810.000 đồng.
4. Máy đọc mã vạch 2D Zebra DS9308
Máy đọc mã vạch 2D Zebra DS9308 có thiết kế gọn nhỏ với chân đế chắc chắn để dễ dàng kê đặt tại nhiều vị trí. Sản phẩm còn có khả năng hoạt động tốt ngay cả khi rơi từ độ cao tối đa 1,5m.
Bên cạnh đó, máy còn có nhiều ưu điểm như:
- Được trang bị bộ vi xử lý 800 MHz và cảm biến megapixel độ phân giải cao giúp quét mã nhanh chóng trong mọi điều kiện, trên mọi phương tiện.
- Sản phẩm cũng có tốc độ vuốt đứng đầu trong các dòng máy cùng chức năng hiện nay.
- Máy có khả năng đọc các mã vạch là 1D, 2D, QR đem lại nhiều tiện dụng.
- Thiết bị cũng có khả năng kết nối USB giúp thuận tiện cho quá trình sử dụng.
Giá bán: 3.000.000 đồng.
5. Máy quét mã vạch 2D Honeywell 1470G
Máy quét mã vạch 2D Honeywell 1470G cũng là một gợi ý lý tưởng nếu bạn đang chưa biết chọn máy quét mã vạch nào để sử dụng.
Sản phẩm thuộc dòng máy có dây, có khoảng rơi an toàn là 1,8m đem lại sự yên tâm cho người dùng.
Chiếc máy quét mạch vạch này còn có nhiều ưu điểm như:
- Hỗ trợ đọc mã vạch 1D, 2D.
- Được ứng dụng công nghệ Area Image (1040 x 720 pixel array) giúp nâng cao độ phân giải cho tốc độ quét nhanh, chính xác.
- Máy có kiểu thông báo là tiếng bíp và đèn LED.
- Được trang bị cổng kết nối USB giúp truyền dữ liệu nhanh chóng và ổn định.
Giá bán: 2.900.000 đồng.
6. Máy đọc mã vạch không dây Symble SB-1258W
Máy đọc mã vạch không dây Symble SB-1258W có thiết kế nhỏ gọn, tay cầm dài giúp cầm nắm dễ dàng và thao tác sử dụng dễ dàng.
Hiện sản phẩm được ứng dụng nhiều tại các shop bán lẻ, bệnh viện, kho hàng, hãng vận chuyển...
Chiếc máy quét mã vạch này còn có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Có khả năng chịu được va chạm khi rơi ở độ cao 1m.
- Khả năng kết nối Wifi trong phạm vi 10m.
- Đọc tốt ngay cả khi gặp vật cản.
- Máy có độ phân giải 3 mil, hỗ trợ quét các mã vạch 1D, mã vạch GS1 DataBar.
- Đặc biệt sản phẩm được ứng dụng công nghệ quét Laser 650nm giúp đọc mã vạch cực nhanh và nhạy với tốc độ là 200 dòng/giây.
Giá bán: 1.380.000 đồng.
7. Máy quét mã vạch Zebra DS4608
Máy quét mã vạch Zebra DS4608 là chiếc máy quét mã vạch có dây được nhiều cửa hàng, nhà kho, đơn vị vận chuyển tin dùng hiện nay.
Thiết bị có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Có khả năng đọc mã vạch 1D, 2D với độ chính xác cao đem lại sự yên tâm cho người dùng.
- Thiết bị hỗ trợ EAS để người bán hàng hủy kích hoạt thẻ Checkpoint EAS ngay khi check giá nhằm thuận tiện hơn cho việc thanh toán.
- Sản phẩm còn áp dụng công nghệ đọc mã vạch quét ảnh tuyến tính (Linear Imager), đèn LED 617nm, chiếu sáng đèn LED đỏ 660nm và cảm biến hình ảnh đạt mức độ phân giải cao lên đến 1280 x 800 pixels cho khả năng đọc, quét chuẩn xác, nhanh nhạy hơn.
- Thiết bị có khả năng đọc mã vạch tốt ở khoảng cách từ 3,3cm - 15,2cm.
Giá bán: 2.950.000 đồng.
8. Máy đọc mã vạch Datalogic QD2430 (2D)
Máy đọc mã vạch Datalogic QD2430 (2D) sở hữu kiểu dáng nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, giúp người dùng cầm thao tác thuận tiện mà không bị nhức mỏi tay.
Thiết bị này còn có chuẩn độ bền IP42 chịu được độ rơi 1,5m trên nền bê tông để người dùng yên tâm sử dụng.
Ngoài ra sản phẩm còn có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Đầu đọc mã vạch bao gồm một tia sáng màu đỏ sẫm kết hợp với hai tia LED màu xanh chiếu vào mã vạch nhằm tránh tình trạng mỏi mắt.
- Sản phẩm có thể đọc được hầu hết mã 2D với tốc độ 400 dòng/giây kết hợp cùng công nghệ quét CCD giúp thực hiện công việc nhanh chóng, chính xác.
- Sản phẩm còn trang bị các cổng kết nối Keyboard Wedge, RS232, USB cùng đế đi kèm giúp quá trình dùng thuận tiện hơn.
Giá bán: 2.570.000 đồng.
9. Máy đọc mã vạch Datamax M1200W
Máy đọc mã vạch Datamax M1200W thuộc dòng máy đọc mã vạch không dây, có trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn để người dùng thuận tiện thao tác.
Hiện sản phẩm được dùng nhiều tại các cửa hàng tạp hóa, thời trang, đơn vị vận chuyển, siêu thị...
Sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Được trang bị pin Lithium-ion bền bỉ, rất tiện ích.
- Máy được ứng dụng công nghệ quét mã vạch CCD cho khả năng đọc mã vạch rất chính xác.
- Sử dụng công nghệ không dây Wireless 2.4G cho phép máy quét kết nối với đầu thu Bluetooth trong phạm vi (bán kính) 10m - 18m, đọc tốt ngay cả khi gặp vật cản (tầng trên/dưới).
- Sản phẩm còn có 2 chế độ đọc gồm cầm tay hoặc để bàn.
- Sản phẩm cũng đạt tiêu chuẩn IP65, chịu được va đập khi rơi nhiều lần từ độ cao 1m đem lại sự yên tâm cho người dùng.
Giá bán: 1.380.000 đồng.
10. Máy đọc mã vạch Datamax M2300W
Máy đọc mã vạch Datamax M2300W là chiếc máy quét mã vạch không dây được nhiều siêu thị, nhà sách, đơn vị vận chuyển... sử dụng hiện nay.
Máy có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Thiết kế gọn nhỏ, giúp người dùng dễ thao tác, sử dụng.
- Máy kết nối bằng wireless 2.4Ghz, có khả năng quét được cả 2 dòng mã vạch 1D và 2D, mang đến nhiều tiện ích cho người dùng.
- Tốc độ đọc nhanh 300 dòng/giây để tiết kiệm thời gian chờ đợi, giúp hiệu suất công việc được nâng cao.
- Sản phẩm cũng được làm từ chất liệu cao cấp, bền bỉ, hạn chế nứt vỡ nếu bị rơi ở độ cao 1m.
Giá bán: 2.150.000 đồng.
Các loại máy quét mã vạch phổ biến hiện nay
Trên thực tế tùy theo từng tiêu chí người ta sẽ có nhiều cách phân loại máy quét mã vạch, trong đó có những cách phân loại phổ biến như:
Phân loại theo công nghệ chế tạo
- Máy quét mã vạch CCD: Máy quét mã vạch CCD sử dụng công nghệ cảm biến chuyển hình ảnh quang học sang tín hiệu điện trong các máy thu nhận hình ảnh. Sản phẩm thường có đầu đọc cho tia sáng dày 1cm và xa khoảng 20cm. Tuy nhiên dòng máy này không quét được mã code có độ cong, ví dụ được dán trên chai lọ.
- Máy quét mã vạch laser: Dòng máy quét này có tốc độ quét nhanh nhạy chỉ khoảng 0,2 giây. Dòng máy này ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của máy quét CCD nhằm cải thiện khả năng quét tại các khu vực vòng cung trên chai, lọ. Tuy nhiên dòng máy quét laser lại có giá cao và không bền như máy quét CCD.
Phân loại theo công nghệ quét
- Máy quét mã vạch 1D: Là loại máy được cấu tạo từ các sọc dọc đen trắng dài, thon và được sắp xếp theo chiều ngang. Loại máy này sử dụng công nghệ tuyến tính là tia laser hoặc công nghệ chụp ảnh tuyến tính quét cắt ngang sọc mã vạch.
- Máy quét 2D: Loại máy này dùng công nghệ chụp ảnh bằng ma trận với khả năng chứa dữ liệu lớn hơn dòng máy quét 1D. Thiết bị này sẽ chụp ảnh mã vạch bằng camera rồi đưa vào bộ xử lý trong máy nhằm hỗ trợ giải mã các ma trận thành văn bản.
Ngoài ra, người ta có thể phân loại máy quét theo cấu tạo như máy quét mã vạch cầm tay, máy quét mã vạch để bàn, máy quét mã vạch có dây, máy quét mã vạch không dây... giúp người dùng dễ dàng đưa ra lựa chọn.
Máy quét mã vạch hãng nào tốt?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất máy quét mã vạch khiến không ít người băn khoăn chưa biết máy quét mã vạch hãng nào tốt.
Sau đây META sẽ chia sẻ tới bạn một vài thương hiệu máy quét mã vạch chất lượng như: Datamax, Honeywell, Symbol, Zebra...
Máy quét mã vạch Zebra
Máy quét mã vạch Zebra là thiết bị có nguồn gốc từ Mỹ. Đây là một trong những thương hiệu máy quét mã vạch uy tín, chất lượng nhất trên thế giới.
Sản phẩm của hãng có nhiều ưu điểm như:
- Tốc độ đọc nhanh khoảng 100 lần/giây, có thể đọc mã vạch ở khoáng cách xa 63cm.
- Thiết kế máy nhỏ gọn, bền bỉ, chịu được độ rơi khoảng 1,5m, hạn chế trầy xước hiệu quả.
- Khả năng quét mã nhanh nhạy.
- Được trang bị cổng kết nối đa dạng như USB, RS232, RS485 và keyboard Wedge...
Máy quét mã vạch Honeywell
Honeywell được biết đến là một trong những nhà cung cấp sản phẩm công nghệ mã vạch hàng đầu thế giới, thương hiệu chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 2005.
Sản phẩm này có nguồn gốc từ Mỹ, được nhiều người dùng đánh giá cao và sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Khả năng hỗ trợ đọc mã đa dạng gồm 1D, 2D rất tiện lợi.
- Luôn được tích hợp công nghệ giảm mỏi mắt, lóa mắt rất an toàn cho người dùng.
- Có thể lắp ráp máy đứng để sử dụng rảnh tay khi cần.
- Thiết bị còn có khả năng đọc được cả những mã vạch bị mờ hỏng hoặc in kém.
Máy quét mã vạch Datamax
Máy quét mã vạch Datamax có nguồn gốc từ Đài Loan. Đây cũng là một trong những thương hiệu máy quét mã vạch uy tín, được nhiều người dùng đánh giá cao hiện nay.
Sản phẩm máy quét mã vạch của hãng sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Thiết kế thường theo dạng súng, giúp người dùng cầm nắm thuận tiện, dễ dàng.
- Máy có thể hoạt động tốt khi bị rơi ở độ cao 2m đem lại sự yên tâm cho người dùng
- Cò bấm của máy có độ nhạy cao, được thiết kế chống sốc giúp bảo vệ an toàn hơn cho thiết bị.
Máy quét mã vạch Datalogic
Đây là dòng máy quét mã vạch có lịch sử lâu đời, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Máy có nguồn gốc từ nước Ý và luôn ghi điểm với người dùng bởi nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Khả năng chịu va đập tốt, hạn chế trầy xước, nứt vỡ.
- Có khả năng đọc được cả mã vạch cũ, mờ, khó đọc.
- Có chân đế đọc tự động đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.
- Thiết kế gọn nhỏ để người dùng thuận tiện thao tác.
Thông qua bài viết này, mong rằng bạn đã nắm được các loại máy quét mã vạch, từ đó dễ dàng tìm được mẫu máy quét phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Nếu có nhu cầu mua máy quét mã vạch chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Thiết bị văn phòng của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!