Máy giặt hiện nay rất được các bà nội trợ ưa chuộng sử dụng, giúp công việc giặt giũ trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc sử dụng và cài đặt nhiệt độ máy giặt như thế nào cho phù hợp? Bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Các mức nhiệt độ phù hợp với từng loại vải riêng, bạn phải chọn nhiệt độ phù hợp với loại vải cần giặt để bảo vệ quần áo. Cụ thể:
Đổ bột giặt vào đúng ngăn
Đầu tiên cần lưu ý đó là phải sử dụng loại bột giặt chuyên dùng cho các loại máy giặt chứ tuyệt đối không dùng bột giặt giặt tay. Cấu tạo của máy giặt thường gồm có 3 ngăn, trong đó:
Lựa chọn chế độ giặt phù hợp
Các loại máy giặt có nhiều nhất là khoảng 14 chương trình giặt khác nhau (tùy đời máy có thể có ít chương trình giặt hơn). Tương ứng với mỗi chương trình giặt sẽ là các chế độ giặt dành cho loại quần áo khác nhau. Nếu bạn lựa chọn sai chương trình giặt thì quần áo có thể giặt không sạch, thậm chí còn gây phai màu hoặc hỏng quần áo. Do đó khi có nhiều loại quần áo khác nhau, nên giặt bạn phải chia chúng thành từng mẻ giặt riêng biệt, phân loại quần áo cho mỗi mẻ.
Các chế độ giặt của máy giặt
Chương trình cotton là chương trình giặt thường được sử dụng nhất và cũng là chương trình giặt được khuyến nghị sử dụng. Máy giặt Electrolux các dòng loại cơ sử dụng chế độ đồng hồ từ 1 tới 8: 1 là bắt đầu, 8 là kết thúc. Ngoài ra có một số dòng không sử dụng số mà sử dụng chữ cái từ A đến H cũng theo cơ chế tương tự. Máy sẽ chạy toàn bộ chương trình giặt khi chọn A. Còn nếu đồ đã giặt tay thì vặn tới F ngay để máy chỉ chạy vắt.
Các dòng máy giặt Electrolux đều hỗ trợ khá nhiều mức nhiệt độ cho nước giặt: Nước lạnh, nước 30 độ, 40 độ, 50 độ, 60 độ, 90 độ. Tùy thuộc vào loại vải và độ bẩn của quần áo mà bạn lựa chọn nhiệt độ nước giặt cho phù hợp. Nếu lựa chọn nhiệt độ cao sẽ gây tốn điện, do đó nếu quần áo không quá bẩn thì chỉ nên chọn chế độ giặt bằng nước lạnh cho tiết kiệm. Hơn nữa, dù nhiệt độ nước cao có thể giúp quần áo sạch hơn nhưng cũng khiến quần áo chóng bạc màu hơn.
Các máy giặt được cài đặt các chế độ vắt sẵn là 500 rpm, 650 rpm, 700 rpm, 850 rpm, 900 rpm, 1000 rpm, 1200 rpm, 1400 rpm (RPM – vòng/phút). Hiện nay, với các đời máy hiện đại hơn sẽ hỗ trợ tốc độ vắt cao hơn. Thực chất đây là tốc độ quay của lồng máy giặt trong quá trình vắt sẽ làm quần áo khô nước bằng lực li tâm. Chính vì vậy, quần áo càng kiệt nước khi tốc độ quay càng cao.
Máy giặt có khá nhiều chế độ tiện dụng đi kèm. Bạn có thể chọn chế đồ xử lý trước khi giặt (Prewash) hoặc chế độ giặt nhanh (Quick) hoặc chế độ giặt tiết kiệm điện (Economy). Ngoài ra, bạn cũng có thể hẹn giờ giặt (sau một khoảng thời gian nhất định máy mới bắt đầu giặt).
Một số máy còn được trang bị chế độ sấy khô với 3 tùy chọn: sấy để ủi, sấy chăn mỏng, sấy để cất tủ. Không chỉ thế, một số máy còn có tùy chỉnh thay đổi thời gian giặt bằng cách tăng/giảm thời gian của từng chu trình. Thời gian có thể tăng/giảm mỗi chu trình cộng trừ 5 phút.
Nhấn nút Start để máy bắt đầu giặt. Trong trường hợp quên quần áo có thể nhấn nút này một lần nữa để tạm ngưng chế độ giặt và cho thêm quần áo vào. Đặc biệt chú ý, khi lồng máy có nước máy sẽ không cho bạn mở cửa (để tránh nước trào ra ngoài). Nếu bạn vẫn cố sức mở sẽ gây hỏng cánh cửa máy giặt, bạn nên xử lý bằng cách cho máy xả hết nước.
Máy thường bị hỏng, trục trặc bởi trong quá trình sử dụng nhiều khi chúng ta vẫn thao tác không đúng vì quên hoặc đôi khi lơ đãng không để ý. Khi đó, hãy gọi cho các trung tâm dịch vụ sửa máy giặt uy tín để khắc phục sự cố, bảo trì máy giặt.
>> Đọc thêm: Cách vệ sinh và bảo trì máy giặt ngay tại nhà
Hi vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết này, Quý khách sẽ cài đặt máy giặt với các chế độ phù hợp để tăng tuổi thọ cũng như hiệu suất làm việc của máy. Nếu Quý khách có nhu cầu mua máy giặt vui lòng liên hệ hotline dưới đây hoặc truy cập website META.vn để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng online nhanh chóng.
>> Xem thêm bài viết: