So sánh: Nên mua máy giặt dây curoa hay trực tiếp tốt hơn?

👨 Phương Ngọc Nhất Hạnh
15/07/2024 7.301

Hiện nay có hai loại máy giặt là máy giặt truyền động trực tiếp và máy giặt truyền động gián tiếp (dây curoa), vậy nên mua máy giặt dây curoa hay trực tiếp?

Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần so sánh máy giặt dây curoa với trục xem chúng có những ưu - nhược điểm gì, qua đó biết được mỗi loại máy giặt phù hợp với đối tượng người dùng nào. Câu trả lời cho bạn sẽ có trong bài viết này.

So sánh tổng quan máy giặt truyền động trực tiếp và dây curoa

Để bạn đọc có cái nhìn nhanh chóng về sự khác biệt giữa 2 loại máy giặt này, META đã tóm tắt bảng so sánh dưới đây.

Tiêu chí so sánhMáy giặt truyền động trực tiếpMáy giặt truyền động dây curoa
Cấu tạoĐộng cơ gắn trực tiếp vào lồng giặtĐộng cơ và lồng giặt được nối bằng dây curoa
Tốc độ quayCaoThấp
Tiếng ồnÍt tiếng ồn hơnNhiều tiếng ồn và rung lắc
Tiết kiệm điệnTiết kiệm điện tốt hơnTiêu tốn nhiều điện năng hơn
Độ bềnHoạt động trơn tru và bền bỉDễ phát sinh sự cố
Vận hànhCần chọn đúng chương trình giặt với các loại quần áo để máy hoạt động ổn địnhDễ sử dụng hơn
Giá thànhCao hơnRẻ hơn
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữaCao hơnRẻ hơn

Thông tin chi tiết hơn về từng loại máy giặt sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.

Máy giặt truyền động trực tiếp

Máy giặt truyền động trực tiếp (hay còn được gọi là máy giặt lồng trục) là loại máy giặt với động cơ được gắn trực tiếp vào lồng giặt nên khi động cơ quay thì lồng giặt cũng quay theo.

Nên mua máy giặt dây curoa hay trực tiếp?

Loại máy giặt này có những ưu điểm chính là:

  • Tiết kiệm điện năng: Máy giặt truyền động trực tiếp truyền năng lượng từ động cơ đến lồng giặt nên không bị hao tổn điện năng cho khâu trung gian, giúp tiết kiệm điện tốt hơn.
  • Hạn chế tiếng ồn khi vận hành: Động cơ của máy đồng nhất với lồng giặt nên tốn ít linh kiện hơn đồng nghĩa với việc loại bỏ tiếng ồn từ linh kiện.
  • Tốc độ quay cao: Máy giặt truyền động trực tiếp có tốc độ quay cao hơn nhiều so với máy giặt truyền động gián tiếp, giúp giảm đáng kể thời gian phơi sấy và đặc biệt là hạn chế rung lắc hơn nhiều. Một số máy giặt đời mới sử dụng công nghệ Inverter còn có khả năng tự điều chỉnh điện áp giúp tiết kiệm được điện năng.
  • Kiểm soát khối lượng giặt chính xác: Bộ cảm biến trên các máy giặt truyền động trực tiếp được gắn trực tiếp vào động cơ nên giúp máy kiểm soát và xác định khối lượng quần áo chính xác hơn.
  • Độ bền cao: Máy sử dụng ít linh kiện hơn so với máy giặt dây curoa nên cũng ít nguy cơ hư hỏng và có độ bền cao hơn, qua đó giảm phát sinh chi phí sửa chữa.

Tuy nhiên, dòng máy giặt này cũng có một số nhược điểm như:

  • Giá thành cao: Giá máy giặt truyền động trực tiếp thường cao hơn khoảng 1 - 2 triệu đồng so với máy truyền động gián tiếp.
  • Chi phí sửa chữa và bảo trì cao: Máy giặt truyền động trực tiếp tuy sử dụng ít linh kiện hơn nhưng nếu gặp sự cố thì việc sửa chữa và thay thế sễ tốn kém hơn do linh kiện cấu tạo phức tạp và khó tìm mua hơn.
  • Dễ làm hư hỏng quần áo do sơ ý: Do có chuyển động quay rất cao nên nếu không chọn chế độ giặt phù hợp, máy giặt truyền động trực tiếp có khả năng sẽ làm hư hỏng quần áo.

Máy giặt truyền động gián tiếp (máy giặt dây curoa)

Máy giặt truyền động gián tiếp hay còn gọi là máy giặt dây curoa là dòng máy giặt đời đầu sử dụng hệ thống dây curoa để dẫn truyền chuyển động. Mô tơ máy sẽ chuyển hóa điện năng thành chuyển động quay của lồng giặt thông qua hệ thống dây curoa.

Dây curoa được nối giữa động cơ của máy và lồng giặt, khi động cơ được khởi động sẽ truyền động lực đến dây curoa làm dây curoa chuyển động và truyền lực quay từ động cơ đến bánh đà. Bánh đà như một chiếc ròng rọc lắp phía sau lồng giặt sẽ chuyển động tạo đà cho lồng giặt quay trong suốt quá trình giặt.

Máy giặt trục và dây curoa có ưu - nhược điểm gì?

Ưu điểm của máy giặt truyền động dây curoa:

  • Giá rẻ: Máy giặt truyền động dây curoa thường có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với máy giặt truyền động trực tiếp.
  • Sửa chữa, bảo dưỡng dễ dàng: Do đã có trên thị trường từ lâu nên nếu máy giặt dây curoa bị hỏng vẫn có thể dễ dàng tìm kiếm linh kiện thay thế sửa chữa với chi phí cũng rẻ hơn.

Nhược điểm của máy giặt truyền động dây curoa:

  • Tốc độ quay thấp: Máy giặt dây curoa thường hoạt động kém trơn tru, tốc độ quay thấp do phải truyền động qua dây curoa và bánh đà (ròng rọc).
  • Gây nhiều tiếng ồn và rung lắc: Sau một thời gian sử dụng, dây curoa và bánh đà thường bị giãn, dão ra làm giảm khả năng truyền động, gây ra tiếng ồn và rung lắc khó chịu.
  • Tiêu hao nhiều điện năng: Máy tạo ra lực ma sát nhiều hơn nên cũng làm hao tổn nhiều điện năng hơn.
  • Dễ phát sinh sự cố: Máy giặt truyền động gián tiếp có kết cấu nhiều thiết bị hoạt động nên nguy cơ hỏng hóc, hao mòn động cơ cũng cao hơn, dễ phát sinh sự cố hơn.

Nên mua máy giặt dây curoa hay trực tiếp tốt hơn?

Mua máy giặt dây curoa với trục, cái nào tốt hơn?

Vậy nên mua máy giặt dây curoa hay trực tiếp? Thực tế, để đưa ra quyết định lựa chọn nên sử dụng loại nào trong hai loại máy giặt này cần phải cân nhắc dựa trên nhu cầu của cá nhân người dùng cũng như khả năng tài chính.

Bạn nên mua máy giặt truyền động trực tiếp khi:

  • Muốn mua một chiếc máy giặt có độ bền cao, ít tiếng ồn và có khả năng tiết kiệm điện cao.
  • Không cần lo lắng quá nhiều về tài chính.

Còn máy giặt dây curoa sẽ thích hợp với những người:

  • Muốn tiết kiệm chi phí đầu tư cho việc mua máy giặt.
  • Không có nhu cầu sử dụng quá thường xuyên.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nên mua máy giặt dây curoa hay trực tiếp thì phù hợp với nhu cầu của mình hơn.

Nếu đang có nhu cầu mua các loại máy giặt trên, hãy truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ hotline dưới đây để được hỗ trợ nhé! META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm: 

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận