Giới thiệu panme đo ngoài dạng số Mitutoyo 193-101 (0-25mm)
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại đồng hồ số, panme, thước cặp dùng trong đo lường, kiểm tra độ chính xác cao rất lớn. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công ty khai thác nhu cầu này và tung ra các sản phẩm với độ chính xác, cũng như chất lượng cao. Tuy nhiên khi nói đến vị trí hàng đầu các sản phẩm đo lường chắc chắn phải nhắc đến thương hiệu Mitutoyo của Nhật bản với sản phẩm 0-25mm panme đo ngoài dạng số Mitutoyo 193-101.
Panme Mitutoyo 193-101 (0-25mm)
Ứng dụng của panme Mitutoyo 193-101 (0-25mm):
Panme thường được dùng để đo piton, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa , kích thước xi-lanh và độ sâu của lỗ khoan....Một số ứng dụng nổi bật hơn so với các thiết bị đo lường khác như: có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ nhưng có độ chính xác cao. Vì chuyển động quay của panme làm cho panme tịnh tiến (nên ra sai số là rất ít). Vì vậy, khi cần đo vật thể có chính xác cao thì nên sử dụng panme sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Một số thông số của panme đo ngoài dạng số Mitutoyo 193-101 (0-25mm)
- Phạm vị đo: 0-25mm
- Độ chia: 0,01mm
- Độ chính xác: ±2µm
Cách sử dụng panme
- Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không.
- Kiểm tra xem panme có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Đặc biệt, nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác.
- Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.
- Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo.
- Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.
- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số "mm" và nửa "mm" của kích thước ở trên thước chính.
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm "mm" trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01mm).
Lưu ý khi sử dụng panme
- Không được dùng panme để đo khi vật đang quay.
- Không đo các mặt thô, bẩn. Phải lau sạch vật đo trước khi đo.
- Không vặn trực tiếp ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo.
- Cần hạn chế việc lấy panme ra khỏi vị trí đo mới đọc kích thước
- Các mặt đo của panme cần phải giữ gìn cẩn thận, tránh để gỉ và bị bụi cát, bụi đá mài hoặc phôi kim loại mài mòn.
- Cần tránh va chạm làm biến dạng mỏ neo.
- Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỏ neo siết vật hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động và đặt panme đúng vị trí ở trong hộp.
Lưu ý: Hình ảnh sản phẩm chỉ có tính chất minh họa, chi tiết sản phẩm, màu sắc có thể thay đổi tùy theo sản phẩm thực tế.