Nhiệt kế là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, điện tử, sinh - hóa học, địa lí, dự báo thời tiết… Tuy nhiên không phải mỗi chúng ta đều biết ai là người phát minh ra nhiệt kế hay lịch sử phát triển của nó. Mời bạn cùng META ngược dòng thời gian để tìm hiểu chi tiết về quá trình hình thành và phát triển của thiết bị này nhé!
Nhiệt kế là một cụm từ được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, trong đó nhiệt có nghĩa là nhiệt độ, còn kế nghĩa là đo lường. Chúng ta thường biết đến nhiệt kế như một dụng cụ y tế nhằm kiểm tra thân nhiệt cho người bệnh. Nhưng trong thực tế, nó còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như điện tử, sinh - hóa học, địa lí, giao thông vận tải, dự báo thời tiết… Chính sự đa dụng của nhiệt kế đã cho ta biết rằng, nó không phải kết quả của một phát minh duy nhất.
Vậy, những ai là người phát minh ra nhiệt kế? Trong những ghi chép lịch sử, sự ra đời và phát triển của nhiệt kế là cả một quá trình được xây dựng lên bởi nhiều nhà khoa học lỗi lạc như Avicenna, Cornelis Drebbel, Robert Fludd, Galileo Galilei, Santorio Santorio…
Để khám phá chi tiết về nguồn gốc cũng như lịch sử phát triển của nhiệt kế, mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
Xem thêm: Nhiệt kế, nhiệt kế điện tử có được mang lên máy bay không?
Ở Công Nguyên đầu tiên, Philo và Hero xứ Alexandria đã đưa ra nguyên tắc của một số chất, đặc biệt là không khí sẽ co và dãn khi nhiệt độ có sự thay đổi. Đây chính là khởi điểm đầu tiên để người ta tạo ra nhiệt kế với cơ chế hoạt động cực kì đơn giản nóng nở ra, lạnh co vào.
Trước khi nhiệt kế ra đời, những nhà khoa học thường sử dụng kính nhiệt - một thứ có tác dụng tương tự như nhiệt kế - để biết được sự khác biệt về nhiệt độ hay một thứ nào đó đang nóng lên. Tuy nhiên, thiết bị này không thể biểu hiện nhiệt độ một cách chính xác bằng số độ.
Để phục vụ nghiên cứu của mình, nhiều nhà khoa học ở Châu Âu đã bắt tay sáng tạo và phát triển ra nhiệt kế.
Xem thêm: 5 mẫu nhiệt kế điện tử tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Người đầu tiên trong ghi chép lịch sử đưa ra khái niệm về công cụ đo nhiệt độ là một nhà khoa học - thầy thuốc ở thế kỉ 11 có tên Avicenna. Sau đó, rất nhiều người đã tạo ra những phiên bản khác nhau của kính nhiệt độ.
Nhưng phải đến năm 1593, nhà thiên văn học Galileo Galilei mới phát minh ra một chiếc nhiệt kế thô sơ cho phép đo được sự thay đổi nhiệt độ - được gọi là nhiệt kế Galileo. Chiếc nhiệt kế này thực chất là một thùng chứa đầy bóng đèn có khối lượng khác nhau, trong đó mỗi bóng đèn có một nhãn ghi nhiệt độ bên ngoài. Cơ chế hoạt động của nhiệt kế Galileo dựa trên nguyên lý sức nổi của nước thay đổi theo nhiệt độ, những bóng đèn trong thùng sẽ có một số nổi, một số chìm, và bóng đèn thấp nhất sẽ cho biết nhiệt độ là bao nhiêu.
Năm 1612, chiếc nhiệt kế lâm sàng thô sơ đầu tiên được ra đời. Chiếc nhiệt kế này được phát triển bởi Santorio Santorio - một nhà phát minh người Ý. Nhệt kế đo nhiệt độ cơ thể bằng cách đặt trong miệng bệnh nhân. Ông cũng là người đầu tiên đặt thang đo số trên nhiệt kế của mình. Tuy nhiên, chiếc nhiệt kế này khá cồng kềnh và mất quá nhiều thời gian để đọc được kết quả.
Do còn nhiều hạn chế nên cả nhiệt kế của Galileo và Santorio đều không cho kết quả chính xác hoàn toàn.
Nhưng phải hơn 40 năm sau, tức vào khoảng năm 1654, chiếc nhiệt kế có chứa chất lỏng nằm trong thủy tinh đầu tiên mới ra đời bởi Đại công tước Tascany, Ferdinand II. Ông đã dùng rượu để làm phần cảm biến nhiệt độ bên trong nhiệt kế, tuy nhiên nó vẫn không đưa ra được kết quả chính xác vì lúc này chưa có thang đo được tiêu chuẩn hóa.
Sang đầu thế kỉ 18, chiếc nhiệt kế thủy ngân hiện đại với thang đo tiêu chuẩn mới xuất hiện dưới công trình nghiên cứu - thực nghiệm của nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit. Cụ thể, năm 1709, Fahrenheit đã phát minh ra nhiệt kế rượu. Đến năm 1714, ông phát minh ra nhiệt kế thủy ngân. Và sau đó 10 năm, ông đưa ra thang nhiệt độ tiêu chuẩn - dùng để ghi chính xác những thay đổi của nhiệt độ - thang Fahrenheit (hay thang độ F). Trong thang Fahrenheit thì điểm đóng băng của nước là 32 độ F, còn 212 độ F là điểm sôi. Ông cũng dùng thang độ F để đo nhiệt độ cơ thể người. Ban đầu, Fahrenheit ấn định rằng nhiệt độ cơ thể người là 100 độ F, sau đó được điều chỉnh xuống còn 98.6 độ.
Vào khoảng năm 1742, nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius đã sáng tạo ra thang nhiệt độ Celsius - hay là thang độ C được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Thang này có 100 độ, điểm đóng băng là 0 độ còn điểm sôi là 100 độ C. Sau đó, trong hội nghị quốc tế về trọng lượng và thước đo, thuật ngữ độ C chính thức được thông qua.
Sang đến thế kỷ 19, các nhà khoa học đã cố gắng nghiên cứu nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu. Lúc này thang độ C không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu. Vì vậy, năm 1848, nhà khoa học Lord Kelvin đã phát minh ra thang đo Kelvin để đo lường các điểm cực nóng và cực lạnh. Tuy cũng sử dụng đơn vị như thang độ C nhưng thang Kelvin bắt đầu ở một điểm gọi là “nhiệt độ không tuyệt đối” - nơi mà tại đó tất cả mọi thứ bao gồm cả không khí đều bị đóng băng thành thể rắn. 0 độ Kelvin (hay nhiệt độ không tuyệt đối) tương đương với -273 độ C.
Thời kì này, khi sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của chất lỏng hoặc chất khí thì nó sẽ được giữ nguyên bên trong môi trường đó. Nhưng điều này lại không thể thực hiện tương tự khi đo nhiệt độ cơ thể người. Vì thế, nhiệt kế thủy ngân đã được điều chỉnh để có thể hiển thị nhiệt độ sau khi lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân.
Năm 1867, tiền thân của nhiệt kế kỹ thuật số - nhiệt kế y tế được phát minh bởi một bác sĩ người Anh tên là Thomas Allbutt. Chiếc nhiệt kế này được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể bệnh nhân, nó dài khoảng 15cm dễ dàng cầm trên tay và cho kết quả trong vòng 5 phút thay vì 20 phút.
Sau đó, vào thời kì thế chiến thứ II, Theodore Hannes là nhà khoa học nhiệt động lực học và bác sĩ phẫu thuật của Không quân Đức đã phát minh ra chiếc nhiệt kế đo tai đầu tiên.
Đến năm 1984, nhiệt kế đo tai hồng ngoại đã được tạo ra bởi David Phillips. Cùng năm đó, tiến sĩ Jacob Fraden - giám đốc điều hành của Advanced Monitors Corporation đã phát minh ra nhiệt kế đo tai Thermoscan phổ biến.
Đến hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì với những chiếc nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử hay nhiệt kế hồng ngoại. Nhiệt kế thủy ngân tuy có giá thành rẻ nhưng khó sử dụng, có nguy cơ vỡ cao, khi bị vỡ khiến thủy ngân bay hơi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Vì vậy rất nhiều người sử dụng các loại nhiệt kế điện tử - kỹ thuật số và nhiệt kế hồng ngoại nhằm theo dõi sức khỏe cho mình và người thân tại nhà, đặc biệt là các gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Xem thêm: Tại sao không có nhiệt kế nước?
Trên đây là chi tiết về lịch sử hình thành và phát triển của chiếc nhiệt kế. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi ai là người phát minh ra nhiệt kế và hiểu hơn về thiết bị quen thuộc này. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin tư vấn thiết bị y tế sức khỏe hữu ích khác nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
META hiện đang có bán rất nhiều sản phẩm nhiệt kế điện tử - nhiệt kế hồng ngoại đến từ nhiều thương hiệu uy tín trên thị trường với mức giá cực kỳ cạnh tranh. Hãy truy cập ngay website META.vn để bắt đầu mua sắm chỉ với vài thao tác click chuột hoặc liên hệ hotline dưới đây của chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.