Bố trí máy giặt trong bếp là một cách tiết kiệm không gian hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy có nên đặt máy giặt trong bếp hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đặt máy giặt trong bếp trước kia thường được coi là một cách tồi tệ mà không nhiều gia đình Việt Nam nghĩ đến. Nhưng trong những năm gần đây, khi mật độ dân số ở các thành phố lớn nước ta ngày càng tăng cao, diện tích nhà ở thu hẹp thì việc bố trí máy giặt trong bếp lại đang là một biện pháp được nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ quan tâm.
Theo nhiều người, bố trí máy giặt trong nhà bếp vừa tiện đường nước vừa tiết kiệm được một khoảng không gian đáng kể nếu ban công có diện tích quá nhỏ. Trên thực tế thì cách đặt máy giặt trong bếp là một cách rất quen thuộc với người dân ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Anh, nơi mà diện tích nhà ở thường khá nhỏ so với các quốc gia khác.
Tuy vậy, cũng có nhiều người cho rằng thật kinh khủng khi giặt giũ và nấu nướng chung trong một không gian. Vậy có nên bố trí máy giặt trong bếp không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những ưu - nhược điểm khi bố trí máy giặt trong bếp nhé!
Việc bố trí máy giặt trong bếp có nhiều ưu điểm nổi bật như:
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng việc để máy giặt trong bếp cũng sẽ có một số nhược điểm mà bạn cần hiểu rõ như:
Câu trả lời là CÓ, nếu như bạn đang muốn tiết kiệm không gian ban công, không có phòng giặt hoặc không muốn đặt máy giặt trong nhà tắm… Tuy nhiên, bạn cũng cần lường trước được những rắc rối mà cách bố trí này có thể gây ra cũng như chuẩn bị các biện pháp khắc phục để không bị lúng túng khi có sự cố xảy đến.
Đặt máy trên bề mặt bằng phẳng hoặc trong tủ riêng
Máy giặt nên được đặt trên mặt sàn bằng phẳng, chắc chắn, vì vậy, bạn nên đặt nó ở phần tủ bếp bên dưới bàn bếp, có thể thiết kế thêm cánh cửa ở phía trước để đồng bộ với thiết kế tổng thể.
Hoặc nếu không gian nhà bếp của bạn cho phép, hãy cân nhắc việc đặt máy giặt độc lập vào một chiếc tủ sâu hơn. Điều này có thể tạo cảm giác thiết bị được tích hợp sẵn trong căn bếp, nâng cao thẩm mỹ cho không gian.
Tích hợp máy giặt và máy sấy dạng tháp chồng
Bạn cũng có thể cân nhắc một chiếc tủ cao để chứa cả bộ máy giặt và máy sấy. Các tủ xếp chồng lên nhau là một cách tuyệt vời để tối đa hóa không gian theo chiều dọc và chiếc tủ cao có thể giúp ngăn chặn tiếng ồn cũng như khả năng làm lộn xộn đồ giặt. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng kích thước của tủ sẽ cho phép bạn dễ dàng tiếp cận thiết bị, thuận tiện khi giặt giũ trong nhà bếp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động chọn một số sản phẩm máy giặt tích hợp máy sấy được thiết kế xếp chồng sẵn, ví dụ như sản phẩm tháp giặt sấy của LG.
Nên đặt cạnh bồn rửa
Vị trí của máy giặt có thể tạo ra sự khác biệt lớn về mức độ phù hợp của nó với nhà bếp của bạn, nếu có thể, hãy đặt nó cạnh bồn rửa. Điều này giúp chiều dài các đường ống nước ngắn gọn tối đa, cũng như liên kết trực tiếp với đường ống xả thải, tạo sự gọn gàng cho căn bếp.
Mở rộng bàn bếp phía trên máy
Nếu máy giặt của bạn được đặt độc lập, hãy cân nhắc việc mở rộng phần bàn bếp ở phía trên nó. Điều này không chỉ tạo thêm không gian làm việc trong nhà bếp của bạn mà còn giúp máy giặt hòa hợp bằng cách làm cho nó xuất hiện như một phần trong thiết kế tích hợp của nhà bếp.
Lựa chọn màu sắc hòa hợp với tổng thể
Nếu máy giặt được bố trí có thể nhìn thấy, hãy đảm bảo rằng màu sắc của nó phù hợp với bảng màu của nhà bếp và các thiết bị nhà bếp khác. Nếu thiết bị của bạn bằng thép không gỉ, hãy chọn máy giặt có cùng lớp hoàn thiện. Nếu nhà bếp của bạn theo phong cách cổ điển hơn với các thiết bị màu trắng thì máy giặt màu trắng sẽ phù hợp.
Để việc bố trí máy giặt trong bếp trở nên hiệu quả về công năng cũng như tính thẩm mỹ, bạn nên lưu ý:
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về cách bố trí máy giặt trong bếp và có thể ứng dụng một cách tốt nhất vào không gian sống của bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều tư vấn máy giặt hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!