Máy trợ giảng Aporo T20 UHF là mộ trong những dòng máy trợ giảng được sử dụng nhiều nhất trong nhà trường hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điểm nổi bật của dòng máy này cũng như cách sử dụng máy trợ giảng Aporo T20 UHF chi tiết nhất nhé!
Máy trợ giảng Aporo T20 UHF là dòng máy trợ giảng chuyên dụng cho không gian phòng rộng khoảng 1000m2. Máy có nhiều ưu điểm nổi bật như:
Xem thêm: So sánh máy trợ giảng không dây tần số UHF và FM
Cấu tạo máy trợ giảng Aporo T20 UHF gồm các bộ phận chính là thân máy và mic đeo, trong đó thân máy có các bộ phận như:
Ngoài ra, máy còn kèm theo các phụ kiện như dây sạc, jack 3.5mm, dây USB, dây đeo...
Xem thêm: Máy trợ giảng làm được những gì?
Cách sử dụng máy trợ giảng không dây Aporo T20 UHF rất đơn giản:
Cách điều chỉnh âm lượng: Bạn có thể điều chỉnh âm lượng trên mic hoặc trên thân máy. Nếu điều chỉnh trên mic, bạn bấm nút + hoặc - trên thân mic. Nếu điều chỉnh trên máy, bạn xoay nút nguồn theo chiều mũi tên bên cạnh nút nguồn của máy.
Cách bật Bluetooth: Bấm nút M trên thân máy cho đến khi màn hình hiện chữ Blue. Sau đó bạn bật Bluetooth trên điện thoại lên và tiến hành dò tìm thiết bị và kết nối như cách kết nối Bluetooth thông thường.
Cách sử dụng thẻ nhớ, USB: Để sử dụng thẻ nhớ, USB trên máy trợ giảng Aporo T20 UHF rất đơn giản, bạn chỉ cần cắm thẻ nhớ vào máy là máy sẽ tự động nhận dữ liệu từ thẻ.
Cách sử dụng chức năng ghi âm: Để ghi âm trên máy trợ giảng, bạn cần chuẩn bị một chiếc USB rỗng, không có dữ liệu bên trong. Sau đó bạn cắm USB rỗng đó vào máy, bấm nút ghi âm trên thân máy (cạnh khe cắm USB). Sau khi chạy thời gian ghi âm thì toàn bộ âm thanh từ Micro sẽ được ghi vào thẻ nhớ USB dưới dạng file MP3.
Cách sử dụng chức năng loa: Máy trợ giảng Aporo T20 UHF không chỉ giúp bạn thuyết trình, giảng bài, ghi âm... mà còn có thể hoạt động như một chiếc loa di động. Bạn chỉ cần kết nối máy tính với loa bằng Bluetooth hoặc jack cắm 3.5mm rồi phát nhạc như khi sử dụng loa là được.
Để có thể kéo dài tuổi thọ cho thiết bị thì việc vệ sinh, bảo quản máy trợ giảng đúng cách là điều bạn không nên bỏ qua. Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên dùng khăn mềm khô lau sạch bên ngoài vỏ máy sau đó cất vào hộp hoặc túi chuyên dụng để tránh bụi bẩn.
Định kỳ hằng tháng bạn nên tiến hành vệ sinh các cổng kết nối như cổng USB, jack 3.5mm... bằng tăm bông đầu nhỏ để hạn chế bụi bẩn tích tụ làm giảm tiếp xúc của các ổ cắm.
Ngoài ra, máy trợ giảng nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh nơi ẩm thấp, nhiều bụi bẩn.
Xem thêm: Những lỗi thường gặp ở máy trợ giảng và cách khắc phục
Bên cạnh chú ý đến việc vệ sinh, bảo quản máy trợ giảng Aporo T20 UHF thì bạn cũng cần lưu ý:
Xem thêm: Cách sử dụng và bảo quản pin máy trợ giảng
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng máy trợ giảng Aporo T20 UHF. Hy vọng hướng dẫn này sẽ có ích với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin tư vấn hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!