Cấu tạo ổ cứng SSD gồm những bộ phận gì?

👨 Phương Ngọc Nhất Hạnh
11/11/2022 238

Bên cạnh ổ cứng HDD thì ổ cứng SSD cũng được sử dụng khá phổ biến. Vậy cấu tạo ổ cứng SSD gồm những bộ phận gì? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có câu trả lời nhé.

Ổ cứng SSD là gì?

Cấu tạo ổ cứng SSD

SSD là từ viết tắt của cụm từ (Solid State Drive) có nghĩa là ổ cứng điện tử ở trạng thái rắn dùng để lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ flash.

Hiện nay ổ cứng SSD có 3 loại gồm M.2, SATA và NVMe. Trong đó, ổ cứng SATA đã quá quen thuộc và được ứng dụng trên nhiều dòng laptop, PC còn ổ cứng M.2 và NVMe chỉ mới xuất hiện không lâu trên một số mẫu máy tính gần đây.

Cấu tạo của ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD có cấu tạo giống như chiếc đĩa than trên máy nghe nhạc cổ điển với kết cấu hình tròn được làm từ nhôm hay các vật liệu phủ từ tính.

Ở giữa ổ đĩa có động cơ quay để làm nhiệm vụ đọc và ghi lại dữ liệu từ máy tính. Bên cạnh đó, trên ổ cứng còn có nhiều bo mạch điện tử giúp điều khiển đầu đọc/ghi dữ liệu cũng như giải mã thông tin.

Xét một cách chi tiết, một ổ cứng SSD sẽ bao gồm 1 bộ nhớ NAND flash, 1 bộ điều khiển master control cùng nhiều chip nhớ flash NOQ. Các chip nhớ NOQ này sẽ được gắn và hàn chết trên bảng mạch và tương ứng sẽ có 10 - 60 NAND flash được gắn bên trên.

Cấu tạo ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD hoạt động thế nào?

Vì sử dụng bộ nhớ flash nên SSD có khả năng lưu trữ dữ liệu với mục đích lâu dài, hạn chế làm mất dữ liệu kể cả khi máy tính bị mất điện đột ngột.

SSD cần một tấm các ô điện để gửi và nhận dữ liệu. Các tấm này được chia thành từng phần và được gọi là "trang", đó cũng chính là nơi để lưu lại dữ liệu cho máy tính của bạn. Các trang này khi được gộp lại sẽ tạo thành các khối. Sở dĩ ổ cứng SSD được gọi là ổ cứng thể rắn là bởi nó không có bộ phận chuyển động.

SSD chỉ có thể ghi vào một trang trống trong một khối. Do vậy bạn không thể ghi đè trực tiếp dữ liệu lên từng trang riêng lẻ.

Cấu tạo ổ cứng SSD

Đánh giá ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD

Ưu điểm của ổ cứng SSD

  • Khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng.
  • Hỗ trợ quá trình nạp chạy phần mềm nhanh hơn.
  • Giúp giảm thời gian chờ đợi khi khởi động hệ điều hành, mở máy tính...
  • Ổ cứng SSD hoạt động êm, giảm xả nhiệt nên giúp thiết bị luôn mát, đồng thời tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn.
  • Băng thông truyền tải dữ liệu lớn nên có thể tăng khả năng làm việc của máy tính.
  • Ổ cứng SSD cũng có khả năng chống sốc, chịu được va đập tốt.

Nhược điểm của ổ cứng SSD

Nhược điểm lớn nhất của ổ cứng SSD đó chính là về giá bán. Vì có nhiều tính năng, ưu điểm nổi trội nên giá bán của ổ cứng SSD thường cao hơn ổ cứng HDD. Hiện nay, giá ổ cứng SSD dao động trong khoảng từ 4 - 6 triệu đồng.

Khi mua ổ cứng SSD cần quan tâm điều gì?

  • Dung lượng lưu trữ: Lựa chọn dung lượng lưu trữ của ổ cứng SSD thế nào còn tùy thuộc vào yêu cầu công việc của bạn. Nếu công việc yêu cầu dung lượng lưu trữ lớn thì tốt nhất bạn nên chọn ổ cứng có dung lượng lớn.
  • Chọn ổ cứng SSD gắn ngoài hay trong: Thông thường các máy tính sẽ có một đĩa vật lý bên trong máy để cài đặt hệ điều hành cùng các chương trình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở rộng dung lượng lưu trữ thì có thể trang bị thêm SSD khác. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn SSD gắn ngoài hoặc gắn trong.

Lựa chọn ổ cứng SSD gắn ngoài hay trong

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cấu tạo ổ cứng SSD gồm những bộ phận gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục thiết bị số của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận