Bạn đã từng nghe tới tác dụng của chườm nóng hay chườm lạnh chưa? Nên chườm nóng hay chườm lạnh khi nào? Hãy theo dõi bài viết này của META để cùng tìm hiểu và nắm được các trường hợp chườm nóng, chườm lạnh trong thực tế nhé.
Chườm lạnh là phương pháp sử dụng nhiệt lạnh, thường dưới 150C để tác động lên vùng da cần trị liệu giúp giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hóa...
Bước 1: Bạn chuẩn bị túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc túi nước đá, khăn ẩm và để vào trong tủ lạnh khoảng 10 - 15 phút cho đến khi các vật dụng này đủ lạnh.
Bước 2: Lấy vật dụng chườm lạnh ra và đặt lên vị trí cần chườm trong khoảng 20 phút.
Bước 3: Lặp lại nhiều lần nếu muốn cho tới khi các triệu chứng kết thúc.
Lưu ý
Chườm nóng là phương pháp sử dụng các tác nhân gây nhiệt nóng, có nhiệt độ từ trên 37 - 50 độ C để chườm trực tiếp hoặc gián tiếp lên vùng da cần trị liệu.
Chườm nóng đem lại nhiều tác dụng cho cơ thể, ví dụ như:
Cách 1: Bạn có thể ngâm vị trí đau trong bồn nước nóng từ 33 - 37,7 độ C. Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng cho vết thương hở hoặc cần được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Cách 2: Sử dụng khăn, túi chườm, chai nước nóng... sau đó đặt vào vị trí đau khoảng 20 phút và thực hiện lặp lại cho tới khi cảm giác đau, khó chịu giảm.
Cách 3: Nếu ở các cơ sở vật lý trị liệu, bạn có thể sử dụng sáp parafin để thực hiện chườm nóng.
Lưu ý: Không dùng cách chườm nóng trong các trường hợp ổ viêm đã có mủ, viêm cấp; các khối u ác tính; chấn thương mới đang sung huyết; lao; giãn tính mạch da và vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu.
Chườm nóng và chườm lạnh đem lại các tác dụng khác nhau vậy nên không ít người băn khoăn rằng khi nào nên chườm nóng và khi nào nên chườm lạnh.
Thông thường, chườm nóng được sử dụng để làm giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mãn tính, chẳng hạn như đau thắt lưng, đau khớp, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh liên sườn, đau cơ, đau thần kinh tọa; trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền nhằm tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, giúp vết thương nhanh lành và liền sẹo; làm giãn cơ để phục vụ trong các kỹ thuật trị liệu.
Còn chườm lạnh được chỉ định sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng đau cấp, ví dụ đau ngay sau chấn thương, đau răng, đau đầu, hạn chế xuất huyết, phù nề ; hạn chế viêm cấp; hạ thân nhiệt khi sốt cao; giảm đau do tổn thương thần kinh ngoại vi hoặc đau co cứng cơ.
Để có cái nhìn rõ hơn, bạn có thể tham khảo các trường hợp chườm nóng và chườm lạnh được chúng tôi trình bày dưới đây nhé:
Khi bị tắc tia sữa, các mẹ bỉm nên áp dụng phương pháp chườm nóng. Đây là tình trạng sữa bị ứ đọng làm tắc nghẽn sự lưu thông của hệ thống tuyến sữa gây đau nhức, khó chịu.
Lúc này, phương pháp chườm nóng chính là giải pháp được các chuyên gia sản khoa khuyến khích sử dụng.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 chậu nước có nhiệt độ từ 40 - 60 độ C.
Bước 2: Dùng 1 chiếc khăn mềm sạch nhúng vào nước ấm rồi vắt khô và chườm nhẹ nhàng lên vùng ngực bị tắc sữa trong khoảng 20 phút. Trong khi chườm, mẹ bỉm nên kết hợp massage nhẹ nhàng bầu ngực để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 3: Lặp lại nhiều lần các bước trên nếu chưa đạt được hiệu quả tức thì.
Trên thực tế khi bị sốt cao, chúng ta nên sử dụng phương pháp chườm ấm (chườm nóng) thay vì chườm lạnh như nhiều người vẫn nghĩ.
Tuy nhiên khi chườm, bạn nên sử dụng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể lúc đang sốt khoảng 1 - 2 độ C.
Cách chườm khi sốt như sau:
Bước 1: Đặt người bị sốt nằm xuống giường, cởi bớt áo quần bên ngoài.
Bước 2: Sử dụng 5 chiếc khăn nhúng nước ấm (nhiệt độ nước tùy theo tình trạng sốt của từng người) rồi vắt khô và đặt lên trán, 2 bên nách, 2 bên bẹn cho tới khi nhiệt độ cơ thể hạ tới mức bình thường là được.
Khi bị căng cơ, người bệnh nên áp dụng chườm lạnh trong vài ngày cho đến khi hết sưng thì có thể chuyển sang chườm nóng để nhanh phục hồi.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn sử dụng khăn nhúng vào chậu nước đá rồi vắt khô hoặc dùng túi chườm để trong tủ lạnh khoảng 15 phút, sau đó đặt lên vị trí bị căng cơ chườm khoảng 20 phút.
Bước 2: Thực hiện chườm lạnh khoảng 2 - 3 giờ một lần cho đến khi hết sưng rồi chuyển sang chườm nóng bằng khăn hoặc bằng túi chườm nóng để hỗ trợ phục hồi nhanh nhất.
Khi bị trẹo chân bạn nên chườm lạnh để giảm đau, giảm phù nề do làm tăng ngưỡng kích thích của các sợi cơ, giảm lượng máu lưu thông vùng tổn thương.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sử dụng khăn mềm nhúng vào chậu nước đá rồi vắt khô và đặt lên vị trí chân bị trẹo. Nếu không bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng đặt vào bên trong tủ lạnh khoảng 10 - 15 phút cho tới khi đạt được độ lạnh mong muốn.
Bước 2: Bạn có thể chườm trong 15 - 20 phút và tùy theo mức độ tổn thương mà có thể chườm nhiều lần trong ngày và nhiều ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Việc chườm nóng hay chườm lạnh cho mắt còn tùy thuộc tình trạng mắt của bạn bị đau do đâu hoặc gặp vấn đề gì.
Nếu mắt bị đau mỏi kèm hiện tượng khô mắt, bị sẩn hoặc đốm, đau mắt đỏ thì bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng. Còn mắt bị đau do va đập gây sưng, bầm thì bạn nên áp dụng phương pháp chườm lạnh.
Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn sử dụng khăn sạch để nhúng vào nước ấm hoặc nước lạnh, lưu ý nước ấm thì chỉ nên dao động ở khoảng 40 độ C để không làm mắt bị tổn thương sau đó vắt khăn cho khô.
Bước 2: Bạn đặt khăn lên vùng mắt bị đau cho đến khi hết lạnh hoặc hết cảm giác ấm.
Bước 3: Lặp lại động tác này nhiều lần, thực hiện trong nhiều ngày cho tới khi hết cảm giác đau mỏi, khó chịu.
Nếu không sử dụng khăn, bạn cũng có thể dùng túi chườm hoặc đai chườm mắt chuyên dụng nhé.
Cũng giống với trường hợp căng cơ, bạn nên áp dụng chườm lạnh trước để làm giảm tình trạng sưng cho đôi chân, sau đó khi hết sưng hãy kết hợp thêm chườm nóng để giúp phục hồi vết thương nhanh hơn nhé.
Cách thực hiện giống như với trường hợp căng cơ bên trên, bạn có thể áp dụng tương tự.
Khi bị đau bụng kinh, bạn nên áp dụng phương pháp chườm nóng để nhanh chóng giảm cảm giác đau, khó chịu nhé.
Cách thực hiện như sau:
Cách đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng chai thủy tinh và đổ nước nóng vào bên trong, sau đó chườm vào vùng bụng dưới. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi tiếp xúc với da, nước quá nóng có thể gây bỏng tay hoặc vùng da bụng.
Trường hợp bị mẩn ngứa, khó chịu, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh nhé.
Cách thực hiện như sau:
Bạn chỉ cần nhúng khăn mềm vào chậu nước lạnh sau đó vắt cho khô và đặt lên vị trí bị ngứa khoảng 20 - 30 phút cho đến khi triệu chứng ngứa biến mất là được.
Với các vết bầm tím, bị sưng bạn nên áp dụng phương pháp chườm lạnh để cải thiện và nên áp dụng ngay sau khi phát hiện chấn thương, vết bầm trên da nhé.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Sử dụng khăn nhúng vào chậu nước đá rồi vắt khô và đặt vào các vị trí bị sưng, bầm tím trong khoảng 20 phút.
Bước 2: Thực hiện lặp lại động tác trên nhiều lần và trong một vài ngày đầu để nhanh chóng hết hiện tượng sưng, bầm.
Khi đầu bị u cục do va đập gây sưng tấy, bạn nên chườm lạnh để vết sưng được nhanh chóng cải thiện.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng khăn mềm sạch và nhúng vào chậu nước lạnh sau đó vắt khô rồi đắp lên cục u trong khoảng 20 phút. Thực hiện lặp lại cho đến khi u bớt sưng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng nếu không muốn dùng khăn nhé.
Trường hợp bị ngứa nổi mề đay, dị ứng, bạn nên sử dụng phương pháp chườm nóng để máu được lưu thông tốt hơn nhằm giảm tình trạng ngứa.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể dùng túi chườm nóng chuyên dụng, chai nước ấm hoặc miếng vải đã được hơ nóng và đặt lên vị trí nổi mề đay trong khoảng 20 phút là được.
Bạn nên chườm nóng khi gặp tình trạng chuột rút. Chườm nóng sẽ giúp làm giãn mạch máu, cơ và dây chằng nên đem lại hiệu quả nhanh chóng khi gặp tình trạng chuột rút.
Bạn chỉ cần sử dụng túi chườm nóng chuyên dụng hoặc chai nước ấm, khăn đã được nhúng nước ấm và vắt khô rồi đặt lên vị trí bị chuột rút trong khoảng 10 - 15 phút là được.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết chườm nóng hay chườm lạnh khi nào tốt nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục tư vấn đồ sưởi của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.