Hướng dẫn cách sử dụng túi chườm nóng hiệu quả

👨 Trịnh Thanh Nhiên
25/01/2024 33.046

Túi chườm là thiết bị được nhiều người sử dụng để chăm sóc sức khỏe bản thân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng. Dưới đây META sẽ chia sẻ tới bạn cách sử dụng túi chườm nóng, cách sử dụng túi chườm lạnh đúng chuẩn. Bạn theo dõi nhé!

Hiện nay trên thị trường có 3 loại túi chườm là túi chườm nóng, túi chườm lạnh và túi chườm đa năng (có thể chườm cả nóng và lạnh). Mỗi loại túi chườm sẽ có cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù là túi chườm loại nào, bạn cũng cần kiểm tra kỹ xem túi có bị bục hay bị rách ở đâu không trước khi sử dụng nhé. Sau đó, bạn có thể làm nóng và làm lạnh túi chườm theo hướng dẫn sau:

Cách sử dụng túi chườm nóng

Tùy thuộc vào cách làm nóng mà cách xài túi chườm nóng sẽ khác nhau. Dưới đây là cách sử dụng một số loại túi chườm nóng hiện có trên thị trường.

Cách sử dụng túi chườm nóng bằng điện

Đối với các dòng túi chườm sử dụng điện để làm nóng như túi chườm đa năng Hướng Dương, túi chườm đa năng Thiên Thanh thì cách sử dụng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy dây nguồn đi kèm với sản phẩm, cắm 1 đầu vào ổ cắm của túi chườm, 1 đầu cắm vào nguồn điện 220V.

Cách sử dụng túi chườm nóng bằng điện

Thông thường, đèn túi chườm sẽ bật sáng khi có nguồn điện vào. Bạn cắm điện cho tới khi túi đạt được độ nóng thích hợp rơ le sẽ tự động ngắt điện, đèn báo tắt. Khi đó, bạn có thể bắt đầu sử dụng túi chườm.

Khi sử dụng túi chườm nóng bằng điện, bạn không nên đặt túi trực tiếp lên da, tốt nhất nên lót một chiếc khăn mỏng hoặc dùng một tấm khăn lông để tránh bị bỏng và giữ nhiệt tốt hơn.

Cách sử dụng túi chườm làm nóng bằng nước

Đối với loại túi chườm sử dụng nước để làm nóng (không dùng điện), cách sử dụng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nước nóng: Bạn nên chuẩn bị nước nóng ở mức nhiệt khoảng 42 - 60 độ C, tránh dùng nước đun sôi để tránh làm tổn thương da và giảm độ bền của túi.

Chuẩn bị nước nóng trước khi sử dụng túi chườm nóng bằng điện

Bước 2: Mở nút đậy túi chườm: Túi chườm không dùng điện sẽ thường có 1 nút đậy ở bên trên để ngăn nước tràn ra bên ngoài. Vì vậy, sau khi đã chuẩn bị xong nước nóng, bạn hãy tháo nút đậy này ra để rót nước vào túi. Nếu trong túi có nước cũ, bạn cần đổ bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm nóng của túi.

Mở nút đậy của túi chườm nóng

Bước 3: Rót nước vào túi: Bạn rót nước nóng vào khoảng 2/3 túi chườm. Bạn nên dùng bình có vòi để rót nước. Như vậy việc rót nước sẽ thuận tiện hơn và tránh bị tràn nước làm bỏng tay. Ngoài ra, khi rót nước, bạn hãy cầm thật chắc ở phần cổ túi, không nên cầm ở phần thân túi để tránh cổ túi bị gập trước khi đầy khiến nước nóng tràn ra bên ngoài.

Rót nước nóng vào túi chườm nóng

Bước 4: Ép không khí trong túi chườm ra ngoài: Sau khi rót xong nước vào túi, bạn cần đặt túi chườm đứng thẳng, đáy túi dựa vào mặt phẳng rồi từ từ ép vào 2 mặt của túi chườm để dồn không khí ra ngoài. Khi bạn thấy nước trong túi dâng lên đến miệng túi thì dừng lại.

Ép không khí trong túi chườm nóng ra ngoài

Bước 5: Đậy nắp túi chườm: Sau khi rót nước và ép không khí trong túi ra ngoài, bạn có thể vặn lại nút đậy túi chườm. Chú ý, bạn cần vặn thật chặt, khi dốc ngược túi chườm, nước nóng không bị chảy ra ngoài.

Bước 6: Chườm nóng: Cuối cùng, bạn đã có thể bắt đầu xài túi chườm nóng rồi nhé. Bạn hãy đặt túi chườm lên giường (nếu muốn làm ấm giường) hoặc đặt lên vùng da cần làm ấm. Thời gian giữ ấm của túi chườm trong khoảng 20 - 30 phút, khi thấy túi hạ nhiệt thì bạn lại tiến hành làm nóng túi và tiếp tục sử dụng.

Bắt đầu chườm nóng bụng

Bước 7: Đổ nước đi sau khi sử dụng túi chườm: Sau khi sử dụng xong, bạn cần đổ nước trong túi chườm đi mở nắp và treo ngược túi lên cho khô.

Cách dùng túi chườm làm nóng bằng gel giữ nhiệt không cắm điện

Cách sử dụng loại túi chườm nóng bằng gel nhưng không cắm điện rất đơn giản. Bạn có thể làm nóng túi bằng cách: Cho túi vào lo vi sóng trong khoảng 5 phút hoặc cho vào túi zip rồi kéo kín, bên ngoài quấn một chiếc khăn bông rồi cho vào nồi ngập nước, đun trong khoảng 10 - 15 phút là được.

Cách dùng túi chườm làm nóng bằng gel giữ nhiệt không cắm điện

Sau khi làm nóng túi chườm, bạn có thể bắt đầu sử dụng, đặt túi chườm lên giường hoặc vùng da cần làm ấm. Giống như hướng dẫn sử dụng túi chườm nóng khác, bạn không nên đặt trực tiếp túi chườm lên da mà nên lót một lớp khăn mỏng hoặc khăn lông để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Nếu túi chườm nóng của bạn đã được bọc lông hoặc len bên ngoài thì bạn có thể sử dụng trực tiếp. Khi túi chườm bắt đầu nguội, bạn lại thực hiện làm nóng túi chườm lại từ đầu và có thể tiếp tục sử dụng.

Sử dụng túi chườm nóng khi nào và thời gian bao lâu?

Chườm nóng có rất nhiều tác dụng và bạn nên sử dụng túi chườm nóng trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng túi chườm nóng khi bạn bị chấn thương, tê tay, đau nhức hông, xương khớp... Lúc này, nhiệt độ cao sẽ giúp làm dịu căng thẳng, giảm cảm giác đau đớn.
  • Sức nóng của túi chườm sẽ giúp giảm cơn đau và căng cơ khi bạn bị đau đầu. Vì thế, nếu cảm thấy đau đầu bạn có thể áp túi chườm nóng lên trán, thái dương hoặc cổ.
  • Túi chườm nóng có thể làm giảm các cơn đau bụng do lạnh hoặc do đau bụng kinh, giữ ấm cho phụ nữ sau sinh.
  • Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng để massage bụng, đùi... để làm tiêu mỡ thừa, giảm béo.
  • Dùng khi muốn làm ấm bàn chân. Nếu muốn giữ ấm cơ thể và làm ấm đôi bàn chân, bạn đặt nhẹ hai bàn chân lên túi chườm lệch một góc 45 độ (tức là không đè hẳn bàn chân lên túi, tránh làm vỡ túi). Thời gian mỗi lần chườm 20 - 30 phút.
  • Sử dụng túi chườm nóng khi bạn muốn làm ấm giường và ngày đông.

Cách sử dụng túi chườm nóng

Trường hợp nào không được được túi chườm nóng?

Mặc dù túi chườm nóng có nhiều tác dụng hữu ích với cơ thể, nhưng nếu không sử dụng đúng cách và đúng đối tượng thì túi chườm không thể phát huy hết hiệu quả, thậm chí gây ra những tác hại không mong muốn. Hai trường hợp dưới đây được khuyên không nên sử dụng được túi chườm nóng:

  • Người có vấn đề về tuần hoàn máu.
  • Người bị tiểu đường.

Cách sử dụng túi chườm lạnh

Để sử dụng túi chườm lạnh, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn như sau

Bước 1: Làm lạnh túi chườm

  • Cho túi chườm vào túi nilon, sau đó dán kín lại để vào ngăn đông tủ lạnh 1 đến 2 tiếng là dùng được.
  • Loại túi dùng nước thì bạn đổ nước vào 2/3 túi, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 - 3 tiếng, hoặc bạn cũng có thể đổ trực tiếp nước lạnh.

Bước 2: Chườm lạnh

Đặt túi chườm lên vùng cần chườm, nên lót một lớp khăn mỏng, không để túi chườm trực tiếp lên da.

Khi nào nên chườm lạnh?

Bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh khi bị sưng do va chạm, bong gân, sốt, chảy máu cam, đau đầu, cháy nắng hay bỏng nhẹ, côn trùng cắn... Nhiệt độ lạnh của túi chườm sẽ làm dịu đi cơn đau của bạn.

Chườm lạnh trong bao lâu?

Giống như chườm nóng, bạn cũng nên chú ý thời gian chườm lạnh. Bạn chỉ nên chườm trong khoảng vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô. Khoảng cách giữa các lần chườm là 3 - 4 tiếng.

Cách sử dụng túi chườm lạnh

Xem chi tiết: [Kiến thức cần biết] Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh?

Cách sử dụng túi chườm nóng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng xảy ra ở nhiều phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và làm ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt, làm việc. Một trong các cách để làm giảm đau bụng kinh là sử dụng túi chườm nóng. Khi chườm nóng, nhiệt độ của túi chườm có thể làm thuyên giảm triệu chứng đau bụng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cách sử dụng túi chườm bụng kinh cũng rất đơn giản.

Cách sử dụng túi chườm nóng đau bụng kinh

Bước 1: Bạn tiến hành làm nóng túi chườm

Cách làm nóng túi chườm bạn thực hiện như META đã hướng dẫn bên trên. Với loại túi chườm dùng điện, bạn cắm điện cho tới khi rơ le tự ngắt. Với loại túi chườm làm nóng bằng nước thì bạn cũng chuẩn bị nước nóng rồi rót vào túi. Còn với loại túi chườm gel không dùng điện thì bạn đặt vào lò vi sóng hoặc bọc vào túi zip cho vào nước nóng.

Bước 2: Chườm nóng

Sau khi đã làm nóng túi chườm, bạn có thể bắt đầu sử dụng. Để làm dịu cơn đau bụng kinh bạn cần làm ấm vùng bụng. Bạn đặt quấn một chiếc khăn mỏng quanh túi chườm rồi đặt lên vùng bụng bị đau. Thời gian chườm có thể kéo dài trong 30 phút.

Lưu ý khi sử dụng túi chườm đa năng

  • Với loại túi chườm dùng điện, trước khi cắm điện, bạn cần để túi chườm vào nơi bằng phẳng, chỗ cắm điện trên mặt túi hướng lên trên, cắm dây vào chỗ cắm điện trên túi trước rồi mới cắm vào ổ điện sau. Bạn nên lót một chiếc khăn hay miếng vải bên dưới túi để cách nhiệt.
  • Khi cắm điện đèn báo trên phích cắm báo sáng, nạp đủ nhiệt đèn sẽ tắt. Cũng có thể không cần chờ đèn tắt dùng tay ước lượng độ nóng theo ý muốn.
  • Trong quá trình cắm điện thỉnh thoảng dùng tay lắc nhẹ cho dung dịch trong túi nóng đều và độ nóng cao hơn. Khi dung dịch trong túi chuyển động có tiếng kêu tộp, tộp là bình thường.
  • Khi cắm điện không được để chỗ cắm điện quay xuống dưới, không sờ tay vào ổ cắm điện, không để gần trẻ em, không sử dụng khi đang cắm điện.
  • Khi đủ độ nóng cần thiết rút dây điện ra khỏi ổ cắm trước rồi mới rút phích cắm ở túi ra. Khi rút giữ chặt phần ổ điện trên túi, tránh làm đứt dây nối với nguồn điện.
  • Không được để vật nặng đè lên túi, không ngồi lên túi. Tránh gây bục túi dẫn đến bị rò dung dịch, dò điện. Nếu túi đã bị dò rỉ tuyệt đối không được sử dụng.
  • Không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.
  • Nếu trên bề mặt túi bẩn có thể dùng giẻ tẩm dung dịch tẩy nhẹ để lau sạch, không dùng chất tẩy mạnh tránh hư hại sản phẩm. Không được lau khi đang cắm điện, không được ngâm túi trong nước để giặt rửa. Nếu túi bị ướt nhất định phải lau khô mới được cắm điện sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai không được chườm trực tiếp vào phần bụng dưới hoặc vùng lưng của thai phụ bởi vùng lưng và bụng của thai phụ không được quá nóng hoặc quá lạnh, phải duy trì ở nhiệt độ bình thường của cơ thể nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tránh dùng túi chườm cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.
  • Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên bắt đầu dùng túi chườm nóng ở mức nhiệt thấp nhất, sau tăng dần nếu có thể.

Như vậy, META.vn đã cùng bạn tìm hiểu cách sử dụng túi chườm nóng và cách sử dụng túi chườm lạnh. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn sử dụng túi chườm nóng lạnh thật đúng cách, an toàn nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Đừng quên thường xuyên truy cập vào chuyên mục tư vấn Đồ gia dụng của META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết lần sau.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
1 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận
  • Ngọc Tien Duong
    Ngọc Tien Duong Tại sao khi túi nóng nó hít đầu cắm hình tim không rút ra được
    Thích Phản hồi 10/08/19