Kim loại nào cứng nhất? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Và để tìm được lời giải đáp, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của META nhé.
Crom, ký hiệu hóa học là Cr chính là kim loại cứng nhất hành tinh cho đến thời điểm hiện tại khi có độ cứng đạt 8,5 dựa theo thang Mohs. Crom có màu ánh bạc nhưng hợp chất của nó có màu xanh lục, đỏ thẫm hoặc cam. Crom được biết đến với khả rạch được cả thủy tinh.
Ngoài ra, đây cũng là nguyên tố thuộc nhóm kim loại nặng. Nó có khối lượng riêng là 7,2g/cm3. Đặc tính đặc biệt nhất của kim loại này chính là từ tính.
Bên cạnh Crom còn có một số kim loại khác cũng có độ cứng "vượt trội", ví dụ như:
Vonfram (W): Độ cứng theo thang Mohs của kim loại này đạt 7,5. Bên cạnh độ cứng cao, Vonfram còn có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại. Đó cũng chính là lý do tại sao kim loại này được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành điện tử, điển hình là dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn hoặc dùng làm thiết bị trong quân đội.
Osmi (Os): Độ cứng theo thang Mohs của kim loại này đạt 7. Mặc dù có độ cứng ấn tượng nhưng Osmi cũng khá giòn và có nhiệt độ nóng chảy cao. Kim loại này thường được sử dụng để chế tạo hợp kim dùng bịt đầu ngòi bút hay các trụ bản lề. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế.
Titan (Ti): Độ cứng theo thang Mohs của kim loại này là 6. Mặc dù cứng nhưng Titan cũng là kim loại nhẹ nhất. Có lẽ cũng vì lý do này mà Titan thường được dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp.
Sắt (Fe): Độ cứng theo thang Mohs của kim loại này là 4. Sắt được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống, nó là vật liệu để xây dựng các tòa nhà, cơ sở hạ tầng, dùng trong các ngành y tế cùng nhiều ngành nghề khác.
Là kim loại cứng nhất, vì thế Crom cũng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực:
Ứng dụng trong ngành y tế: Crom có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực y tế, cụ thể hợp chất Crom (III) thường được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường, đồng thời hỗ trợ giảm cân khá hiệu quả.
Ứng dụng trong ngành nhuộm: Crom và hợp chất muối Crom thường được dùng để nhuộm thủy tinh nhằm tạo ra những vật dụng thủy tinh có màu xanh lục, hồng ngọc để làm đồ trang trí... Bên cạnh đó, khi kết hợp với Kali hay Oxi, Crom còn có thể dùng để nhuộm vải vóc phục vụ cho ngành dệt may.
Ứng dụng cho ngành điện, điện tử: Crom được dùng để chế tạo các vật dụng có yêu cầu dẫn nhiệt cao như bếp điện, bàn là...
Ứng dụng khác: Ngoài những ứng dụng trên, Crom còn được sử dụng để làm khuôn nung gạch, ngói. Muối Crom được sử dụng trong ngành thuộc da, làm phụ gia cho xăng, làm khung tập đi...
Giá bán của Crom còn tùy thuộc vào Crom ở dạng nào, dạng khối hay muối Crom. Tuy nhiên hiện nay, Crom thường được bán với giá dao động từ 16 - 49 USD tùy từng loại, tương đương khoảng 375.000 - 1.151.000 đồng (tùy theo tỉ giá USD).
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết kim loại nào cứng nhất và ký hiệu hóa học của kim loại cứng nhất là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên ghé thăm chuyên mục tư vấn đồ thể thao để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác bạn nhé.