Mixer là bộ trộn âm thanh rất cần thiết cho hệ thống âm thanh chuyên nghiệp hay hệ thống âm thanh của gia đình. Mixer sẽ xử lý âm thanh để bạn có thể hát karaoke hay hơn, nghe nhạc chất hơn. Hãy cùng META đi tìm hiểu kỹ hơn xem mixer là gì, chức năng và phân loại mixer bạn nhé.
Mixer thường dùng kết hợp với hệ thống âm thanh. Mixer là một thiết bị xử lý âm thanh sẽ tiếp nhận các thông tin từ các thiết bị như micro, nhạc cụ hay nhiều thiết bị phát âm thanh khác. Sau khi tiếp nhận tín hiệu mixer sẽ tiến hành xử lý rồi cho ra một loại tín hiệu duy nhất trong thể thức Mono hoặc Stereo.
Dựa theo kỹ thuật vận hành Mixer được chia làm 3 loại chính:
Với 3 loại mixer trên thì tùy theo nhu cầu sử dụng bạn có thể lựa chọn được loại mixer phù hợp nhất.
Mixer được ứng dụng rộng rãi trong các phòng thu, các sân khấu biển diễn ngoài trời, các quán cà phê, karaoke hay cũng quán bar nhỏ.
1. Hãy cắm micro và các nhạc cụ theo thứ tự thích hợp nhất đối với từng người. Nhưng chú ý các micro nên ở một nhóm và nhạc cụ ở một nhóm.
2. Toàn bộ micro cắm vào jack XLR. Nếu micro là loại dynamic đừng mở PHANTOM power. Nhưng nếu micro là loại condenser, bạn phải mở PHANTOM power và cắm vào ngõ XLR mới hoạt động được.
3. Nhạc cụ cắm vào jack 6 ly.
4. Nối Send Effect của Mixer vào INPUT của Effect. OUTPUT của Effect vào Return của mixer.
5. Nối L/R master vô Equalizer.
6. Nối Aux out 1 - 2 vào hệ thống amply - loa nghe nhạc kiểm tra.
7. Nếu mixer của bạn có Subgroup bạn hãy chia chúng theo theo từng nhóm (ví dụ như: Ca là nhóm 1, 2; Nhạc cụ là nhóm 3, 4; Trống thùng là nhóm 5,6...).
8. Chỉnh toàn bộ Gain (trim) về vị trí nhỏ nhất (tối đa bên trái), kéo toàn bộ các fader volume ở mức nhỏ nhất.
9. Đưa Equalizer của từng đường (Hi, Mid, Lo) về 0 (vị trí ngay giữa).
10. Vặn Aux, Effect, Monitor... về vị trí nhỏ nhất.
11. Chỉnh Pan của các kênh ngay giữa. Nếu bạn cắm stereo vào 2 kênh, chỉnh pan kênh 1 sang tận cùng bên trái, chỉnh pan kênh 2 sang tận cùng bên phải.
1. Đưa Master LR lên 0dB và Subgroup lên -3dB.
2. Bạn yêu cầu từng ca sĩ, từng nhạc cụ lần lượt thử theo thứ tự. Không bao giờ thử chung toàn bộ ca sĩ - dàn nhạc khi bạn chưa hoàn thành giai đoạn này.
3. Trong quá trình thử bạn theo các bước sau:
Phải luôn nhớ rằng:
Trong bất kỳ tình huống nào đèn đỏ báo Clip cũng không bao giờ được sáng đỏ.
Gain là định lượng mức vào chứ không phải là nơi chỉnh to nhỏ. Vì vậy sau khi chỉnh Gain xong, không chạm đến nó nữa (trừ trường hợp ban nhạc thay đổi volume của họ). Nếu muốn chỉnh to nhỏ, Volume là nơi bạn cần phải chỉnh và luôn nhớ đến quy tắc Db.
Nút PAD: Nếu tín hiệu sau khi đã giảm hết gain mà vẫn còn báo đỏ, nhấn nút PAD xuống, ngay lập tức, tín hiệu sẽ bị giảm 20dB.
Việc quan trọng nhất là lắng nghe âm thanh bị dư hay thiếu cái gì. Sau khi đã xác định đuợc chính xác vấn đề bạn mới bắt đầu chỉnh.
Vị trí 0dB: Không có tác dụng, vặn qua phải là tăng. Vặn sang trái là giảm.
Đối với những ai chưa có kinh nghiệm chỉnh mixer karaoke, Mixer có 3 tông là chọn lựa thích hợp nhất. Chỉ khi nào bạn thật sự hiểu rõ tính chất của từng tần số bạn hãy chọn EQ có thêm phần Frequency.
Frequency (Freq): Thường là Mid Freq - nút này cho phép bạn thay đổi tần số của phần Mid (tiếng trung) từ 200Hz đến 5 kHz.
Nút này sẽ hoàn toàn không có tác dụng nếu bạn để nút Mid ở ngay giữa (0dB).
Nếu bạn tăng nút Mid lên 6dB có nghĩa bạn đã tăng tần số được xác định bởi nút Mid Freq lên 6dB và ngược lại.
Ví dụ: bạn để nút Mid Freq ở tần số 250Hz, sau đó bạn giảm nút Mid xuống 3dB, điều đó có nghĩa là bạn đã giảm 3dB ở khoảng tần số 250Hz.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để chỉnh Mid Freq, hãy thử dùng cách khách: đưa Mid lên +9dB, sau đó xoay dần nút Mid Freq từ trái sang phải từ từ, lắng nghe để tìm tần số nghe tệ nhất (bạn phải làm đi làm lại nhiều lần). Sau đó, chỉ việc dùng nút Mid để cắt bớt tần số đó.
Luôn cố gắng bớt chứ đừng tăng. Ví dụ bạn cảm thấy âm thanh hơi tối, thay vì nâng treble hãy thử giảm bass xem. Còn nếu sáng quá, tiếng mỏng, thay vì tăng bass, giảm treble thử xem. Đây là một mẹo trong cách chỉnh mixer karaoke mà bạn nên nhớ.
Sau khi bạn đã hài lòng với độ lớn âm thanh, chất tiếng (EQ), bây giờ là lúc bạn chỉnh loa kiểm tra (Monitor) cho chính nhạc công đó nếu bạn muốn chỉnh mixer karaoke hay.
Yêu cầu nhạc công tiếp tục thử, tăng nút Aux (mà bạn dùng để nối với hệ thống amply + loa kiểm tra) đến khi nào nhạc công cảm thấy hài lòng. Chú ý, Aux để kết nối Monitor nên là Aux Pre, để âm lượng sẽ không bị ảnh hưởng lên xuống khi bạn đẩy cần volume. Bạn đừng bao giờ chạm vào nút Aux này nữa, trừ khi chính nhạc công đó yêu cầu.
Tất cả mọi thứ đã OK, nếu là nhạc cụ chắc bạn không cần thêm effect vào (ngoại trừ trống hoặc nhạc cụ thùng như guitar thùng, violin, kèn...).
Bây giờ bạn hãy cho Effect vào:
Chú ý:
Đèn input của Effect chỉ được phép xanh. Không được đỏ trong bất kỳ tình huống nào.
Effect chỉ được phép nhỏ hơn tiếng thật (tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp nghe gần bằng cũng đã là quá nhiều).
Sau khi hoàn thành 1 kênh, tiếp tục kênh tiếp theo...
Sau khi đã thử từng kênh, bạn hãy yêu cầu ban nhạc chơi một vài bài. Bạn hãy điều chỉnh lại các giọng ca và các nhạc cụ sao cho hài hòa hơn nữa (bạn hãy dùng fader mà điều chỉnh to nhỏ, đừng nên chỉnh lại các nút gain nếu không cần thiết).
Ngoài ra, chú ý những điểm sau đây:
Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn mixer là gì, có những loại mixer nào và giúp chỉnh âm thanh cho mixer đúng cách để đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.
Nếu Quý khách có nhu cầu mua mixer chính hãng với giá tốt nhất hãy liên hệ hotline cho META theo số: