1. Trang chủ
59

Amply

Sắp xếp theo:
Đang giảm giá

Amply hay Amplifier là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống nghe nhìn, dàn karaoke, máy nghe nhạc, Tivi, đầu đĩa CD. Amply có chức năng khuếch đại tín hiệu điện và những tín hiệu âm thanh phát ra. Khi bạn đưa tín hiệu ban đầu vào amply nó sẽ khuếch đại tín hiệu đó và truyền đến thiết bị phát âm thanh như loa hay tai nghe. Amply được chia thành 5 loại chính theo cấu hình và mục đích sử dụng, cụ thể:

  • Amply tiền khuếch đại (Pre-ampp): Có nhiệm vụ nắn các tín hiệu từ DAC hoặc CDP, nhưng không đảm nhiệm nhiệm vụ khuếch đại thực sự.
  • Amply công suất (Power amply): Có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh đủ lớn để phù hợp với loa hoạt động.
  • Amply tích hợp (Integrated amply): Được tạo ra bởi sự kết hợp giữa amply công suất và amply khuếch đại.
  • Monoblock amply: Có tác dụng để xử lý hai kênh âm thanh stereo độc lập từ trái qua phải.
  • Dual mono amply: Được tạo ra vơi hai amply block nhưng dùng chung một vỏ.

Amply được biết đến với hàng loạt các ứng dụng trong kỹ thuật truyền phát âm thanh, tuy nhiên hai ứng dụng lớn nhất là ứng dụng amply với loa nghe nhạc và tai nghe.

Cách ghép nối Amply phù hợp với loa

Các bạn thường thấy Amply được sử dụng với dàn karaoke hoặc các loại loa vi tính có hệ thống công suất lớn. Và việc ghép nối Amply với loa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến:

Công suất: Để lựa chọn phù hợp thì chúng ta cần chọn Amply có công suất lớn gấp đôi công suất trung bình của dàn loa. Ví dụ công suất trung bình của loa là 100W thì chúng ta cần chọn Amply có công suất 200W.

Độ nhạy: Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần Amply có công suất nhỏ, cứ giảm SPL (Sound Pressure Level - độ nhạy của loa) một mức là 3dB thì cần công suất Amply gấp đôi. Ngược lại những loa có trở kháng thấp khoảng 4Ω, độ nhạy dưới 90dB cần Amply có công suất lớn, dòng ra lớn.

Hiệu suất Amply: Là khả năng đưa ra công suất âm thanh theo công suất đầu vào của amply. Khi cung cấp công suất điện cho amply, chỉ một phần được khuyếch đại ra công suất âm thanh. Các Amply thường có ở 3 dạng hiệu suất sau:

  • Amply class A: Có hiệu suất vào khoảng 15% – 20%, tức là tiêu thụ 100W điện chỉ đưa ra công suất ra loa tối đa là 20W, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.
  • Amply class B: Có hiệu suất vào khoảng 70 – 80%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa 80W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.
  • Amply class AB: Có hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa được 60W. Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất ra lớn hơn class A và độ méo nhỏ hơn class B. Class AB hiện được dùng trong hầu hết các Amply bán trên thị trường.

Trở kháng: Có vai trò quan trọng như công suất, tổng công suất của Amply cần phải lớn gấp 2 lần của Loa thì tổng trở kháng của Loa lại cần phải lớn hơn trở kháng của Amply. Nếu đấu nối loa trở kháng thấp với amply trở kháng cao thì amply sẽ bị cháy. Ngoài ra, nếu loa và âm ly có trở kháng cao thì ít bị suy giảm tín hiệu khi truyền đi xa. Do đó những loa có trở kháng 2Ω hoặc 4Ω chỉ phù hợp với loa nghe nhạc.

Những lưu ý khác: Khi kết hợp Amply và loa siêu trầm, bạn cần phải chú ý tới hai thông số quan trọng là đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm (giảm xóc và chống rung). Hơn nữa, thông số tối thiểu của Amply dùng cho loại loa này là 20Hz đối với tần số, còn thông số kiểm soát âm trần thì từ 400 trở nên, những thông số này càng cao thì âm lượng đạt được càng trầm... Điều này sẽ giúp bạn đạt được chất lượng âm thanh chuẩn với loa trầm.

Nếu bạn cần tư vấn chọn mua Amply Arirang, Amply Jarguar, Amply Guinness,... chính hãng, mức giá tốt nhất thị trường vui lòng truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ Hotline: 024.3785.5633 - 028.3830.8569 để được hỗ trợ nhanh nhất!