Cấu tạo ống nhòm và nguyên lý hoạt động

👨 Trần Nguyên Sơn Đức
13/01/2023 786

Hiện nay, ống nhòm được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống, là vật dụng đem lại nhiều tiện ích cho người dùng. Thế nhưng không phải ai cũng biết được cấu tạo và cách thức thiết bị này hoạt động. Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng chúng tôi tham khảo cấu tạo ống nhòm cũng như nguyên lý hoạt động của sản phẩm này nhé.

Nguyên lý và cấu tạo của ống nhòm

Ống nhòm là gì?

Ống nhòm hay còn được gọi là ống ngắm hoặc con mắt xa. Đây chính là một hệ 2 kính viễn vọng quang học được gắn cùng hướng cạnh nhau để giúp người dùng có thể đặt 2 mắt vào nhằm quan sát các vật ở khoảng cách xa.

Tìm hiểu cấu tạo của ống nhòm

Về cơ bản, ống nhòm có cấu tạo gồm vật kính, thị kính và thường sẽ có thêm một hệ thống lăng kính đảo ảnh. Trong đó:

Vật kính

Là bộ phận nằm gần phía đối tượng được quan sát nhất. Đây cũng chính là phần thấu kính có đường kính lớn nhất của ống nhòm. Bộ phận này có tác dụng tiếp nhận chi tiết màu sắc, hình dạng, ánh sáng từ phía đối tượng quan sát để truyền tới các thành phần kính kế tiếp của ống nhòm. Chất liệu làm nên vật kính cũng có ảnh hưởng tới khả năng quan sát của ống nhòm.

Tìm hiểu cấu tạo ống nhòm

Thị kính

Đây là bộ phận nằm ở phía sau cùng của ống nhòm, gần phía người quan sát nhất. Thị kính bao gồm một tổ hợp nhiều thấu kính hoặc nhóm thấu kính ghép thành. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc tạo ảnh quan sát được.

Tìm hiểu cấu tạo ống nhòm

Lăng kính

Bộ phận này nằm phía bên trong ống nhòm với nhiệm vụ đảo chiều vật thể từ trạng thái ngược về trạng thái bình thường có thể nhận ra dạng vật thể rồi chuyển vào vật kính. Lăng kính thường được bố trí dạng Roof và Porro:

  • Kiểu Roof: Các lăng kính sẽ được bố trí thẳng hàng nhau và thẳng hàng với vật kính cũng như thị kính. Kiểu bố trí này giúp kích thước ống nhòm gọn hơn, chất lượng hình ảnh không bị giảm, tuy nhiên giá thành sẽ khá cao.
  • Kiểu Porro: Hai lăng kính sẽ được đặt lệch nhau và không nằm trên cùng đường thẳng. Kiểu bố trí này khiến chiều ngang của ống nhòm tăng lên nhưng lại giảm kích thước theo chiều dài. Tuy nhiên, cách bố trí này sẽ cho hình ảnh sắc nét hơn so với kiểu Roof.

Tìm hiểu cấu tạo ống nhòm

Ngoài các bộ phận chính kể trên, ống nhòm còn có nhiều bộ phận khác như: Ống kính, trục ống nhòm, bộ phận chỉnh lấy nét, bộ phận lấy nét, khu vực hiển thị thông số, thước đo khoảng cách hai ống nhòm.

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của ống nhòm

Nguyên lý hoạt động của ống nhòm khá đơn giản, đó chính là dựa trên việc thu nhận và tập trung các chùm sáng nhìn thấy thông qua vật kính nhằm tạo ra ảnh.

Theo đó, ánh sáng sẽ được thu nhận bởi hệ thống vật kính, sau đó truyền dẫn trong lòng ống nhòm, đi qua các thành phần quang học cùng hệ thống lăng kính đảo ảnh rồi được điều chỉnh bởi thị kính và hệ thống chỉnh nét trước khi tới mắt của người quan sát. Chính vì thế mà hình ảnh, màu sắc, các bước sóng ánh sáng trong dải ánh sáng đều được truyền dẫn đầy đủ, giúp màu sắc hình ảnh chân thực, sắc nét hơn.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết cấu tạo ống nhòm và nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu mua ống nhòm chính hãng, chất lượng, bạn có thể tham khảo và đặt hàng tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới nhé.

META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục tư vấn đồ thể thao của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận