Có rất nhiều loại nhựa được dùng để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho đời sống con người, trong đó không thể không nhắc tới nhựa PE - một loại nhựa được ứng dụng khá nhiều trong sản xuất và đời sống. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng META.vn tìm hiểu về những đặc điểm và ứng dụng của nhựa PE.
Nhựa PE có tên đầy đủ là Polyethylene là một chất nhựa dẻo, được tổng hợp từ monome etylen (C2H4).
Nhựa PE được tạo ra bằng cách thêm hoặc trùng hợp gốc các monome etylen (C2H4) cùng với chất xúc tác là Ziegler-Natta và Metallocene.
Nhựa PE được sản xuất theo tiêu chuẩn quy định và hoàn toàn không độc hại. Nó được đánh giá là một loại nhựa an toàn nhất hiện nay. Vì vậy, bạn và gia đình có thể yên tâm sử dụng loại nhựa này.
Dựa trên các yếu tố như độ kết tinh, khối lượng phân tử, tỷ trọng, mức độ khâu mạch... người ta đã chia nhựa PE thành các loại có tỷ trọng từ thấp đến cao như sau :
Nhựa PE (Polyethylene) dùng để làm gì? Sau đây sẽ là một số ứng dụng tiêu biểu của loại nhựa này.
Vì có đặc điểm chống thấm nước, giữ được màu sắc lâu và độ bám dính cao nên nhựa PE được ứng dụng trong sản xuất tem nhãn của các sản phẩm tiêu dùng như: Nước rửa chén, dầu gội, sữa tắm…
Với các loại Polyethylene có mật độ cao, có độ bền, chống va đập ca thì thường ứng dụng để sản xuất các khay, thùng, chai… Còn với các loại Polyethylene có mật độ thấp thì được ứng dụng vào sản xuất túi nhựa, túi rác,…
Nhờ khả năng chống hóa chất và thủy phân nên chúng được ứng dụng và sản xuất ống nước, ống dẫn khí, lớp phủ lên ống thép…
Nhờ có khả năng cách điện tốt nên chúng thường được dùng để sản xuất làm vỏ dây cáp…
Một số loại nhựa PE có trọng lượng phân tử cao, có sự dẻo dai và chống bị mài mòn nên được sử dụng để làm khớp nhân tạo thay chó khớp háng và khớp gối.
Đây là ứng dụng phổ biến nhất của nhựa PE vì nó có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt.
Nhựa PE được ứng dụng để sản xuất các vật dụng gia đình như thùng rác, bát, xô, đồ dùng nhà bếp…
Nhựa PE được dùng để sản xuất ra bình nhiên liệu.
Đặc tính | Ưu điểm | Nhược điểm | |
Nhựa PE | Có màu trong suốt, có ánh mờ và bề mặt bóng | Chống thấm nước và chống hơi tốt. Chịu nhiệt tốt nhưng chỉ trong thời gian ngắn. | Chông khí và dầu mỡ kém. Dễ hấp thu và giữ mùi. |
Có màu trong suốt, bề mặt bóng, tính cơ học cao, cứng và vững chắc. | Có thể chống thấm một số loại khí, hơi nước và dầu mỡ. Thường được sản xuất thành các bao bì thực phẩm. | Dễ bị hỏng và nứt khi để lâu ở môi trường bên ngoài. | |
Nhựa PVC | Khá giòn và không mềm dẻo lắm. Không được sử dụng phổ biến bằng PE và PP. | Dùng để sản xuất ống nước, vỏ dây điện, áo mưa… | Khi dùng PVC để làm bao bì, người ta đã thêm phụ gia để nó mềm dẻo hơn. Nhưng sau một thời gian nó bị giòn và biến tính. |
Nhựa PC | Có mà trong suốt, bền, chịu mòn, chịu va đập tốt. | Chống thấm khí tốt hơn PE và PVC. Chịu được nhiệt độ hơn 100°C, nên thường được làm bình chứa, nắp chai… | Giá thành cao hơn PP, PET nên ít được sử dụng. |
Nhựa PET | Có màu trong suốt, bền, chịu được tác động và mài mòn. | Chống thấm hơi khí trong khoảng 100°C. Có thể chịu nhiệt, chịu tác động và mài mòn tốt. | Không sử dụng trong điều kiện nhiệt độ quá cao. Dể bị oxy hóa. |
Trên đây là những thông tin về nhựa PE mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ nhựa PE là gì, đặc tính và ứng dụng của nó ra sao. Bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Nếu bạn muốn mua sắm các sản phẩm gia dụng, điện máy, điện lạnh... chính hãng, giá tốt, đừng ngần ngại đặt hàng ngay tại website META.vn hoặc liên hệ tới hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.