Hiện nay, khi các thiết bị điện ngày càng trở nên thông dụng và trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi căn nhà thì các vấn đề an toàn thiết bị điện cho các gia đình cũng sẽ ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Từ đó, RCCB ra đời. Vậy RCCB là gì? Có công dụng ra sao? RCCB và ELCB khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết với META trong bài viết sau nhé!
RCCB là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Residual Current Circuit Breaker, là thiết bị chống rò, bảo vệ an toàn trong mạch điện, có khả năng tự động đo dòng điện và ngắt nguồn ngay lập tức khi phát hiện có sự cố về điện xảy ra.
RCCB có kích cỡ là MCB 2P và 4P, và thường được lắp trước hoặc sau thiết bị MCB tổng trong hệ thống điện.
Về cơ bản, chức năng chính của RCCB là chống giật, ngăn ngừa những nguy cơ chập cháy có thể xảy ra khi có sự cố dòng rò trong mạch điện, bảo vệ an toàn cho người dùng và các thiết bị khác.
Trong thực tế, RCCB có thể dùng để chống giật cho từng tầng nhà (với nhà có nhiều tầng) hoặc cho toàn bộ ngôi nhà (với nhà chỉ có một tầng). Để thiết bị này có thể hoạt động hiệu quả yêu cầu hệ thống dây dẫn điện âm tường của ngôi nhà đó cần được đi trong loại ống gen điện có khả năng cách điện tốt.
Nhìn chung các RCCB đều được cấu tạo từ 2 bộ phận chính gồm:
Ngoài ra, RCCB còn có các nút nhấn kiểm tra, cài đặt thông số và đèn báo lỗi sự cố.
RCCB thực hiện chức năng bảo vệ và ngăn chặn sự cố dựa trên nguyên lý so sánh dòng điện đi và về trên dây dẫn, cụ thể:
Xem thêm: Cách đo dòng rò bằng ampe kìm chính xác nhất
Có rất nhiều cách phân loại RCCB, sau đây META xin giới thiệu tới bạn 3 cách phân loại phổ biến nhất:
Cũng như các thiết bị điện khác, có rất nhiều thương hiệu sản xuất RCCB cung cấp cho thị trường. Một số hãng RCCB nổi bật có chất lượng và chế độ bảo hành tốt có thể kể đến như: RCCB Panasonic, RCCB Schneider, RCCB Chint, RCCB Mitsubishi, RCCB ABB, RCCB Hager, RCCB Siemens…
Bản thân RCCB không có tính năng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, nên bạn cần chọn cầu dao có dòng tải cao hơn nhu cầu thực tế của thiết bị điện, hệ thống điện sử dụng, hoặc lắp đặt kết hợp với MCB.
Về cơ bản, RCCB và ELCB đều hoạt động dựa trên nguyên lý so sánh sự chênh lệch của dòng điện đi và dòng điện về của dòng điện và ngắt nguồn khi phát hiện có bất thường. Tuy nhiên, chúng sẽ có những điểm khác nhau sau:
Việc đấu nối ELCB sẽ phức tạp hơn so với RCCB. Trong khi RCCB chỉ cần đấu nối đơn giản dây điện đầu vào và đầu ra, thì ELCB cần phải đấu thêm 2 dây nữa để cấp cho cuộn áp của nó, điện áp càng lớn thì ELCB mới nhanh chóng phát hiện được và ngắt dòng điện khi có sự cố xảy ra.
Tuy đều có chức năng phát hiện dòng rò, chống giật nhưng RCCB thì không được tích hợp thêm tính năng bổ sung nào, cần kết hợp với MCB để chống quá tải, ngắn mạch. Còn ELCB là loại cầu dao chống giật với rơ le nối đất, nghĩa là có khả năng bảo vệ cả dòng rò chạm đất, ngoài ra còn có tính năng bảo vệ ngắn mạch… nên có thể sử dụng riêng, thường là sử dụng cho các mạch điện công nghiệp trong mạng lưới điện 3 pha.
Xem thêm: RCBO là gì? Có công dụng gì? Sự khác nhau giữa RCBO và RCCB
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ: RCCB là gì? Có công dụng và nguyên lý hoạt động ra sao? RCCB và ELCB khác nhau như thế nào? Qua đó thì bạn có thể lựa chọn và sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả nhất.
Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau nhé!