Công dụng của van an toàn trên máy nén khí và cách chỉnh

👨 Đồng Bảo Huynh
24/06/2024 21

Van an toàn máy nén khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng của nó như thế nào? Tất tần tật những thắc mắc về van an toàn của máy nén khí sẽ được META trả lời trong bài viết dưới đây.

Van an toàn máy nén khí là gì? Vị trí ở đâu?

Van an toàn máy nén khí (tiếng Anh: Safety valve hoặc Safe valve) là một bộ phận vô cùng quan trọng trong kết cấu của máy nén khí. Van an toàn thường được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau như đồng, gang, thép, inox… thiết kế theo kiểu có nắp chụp và tay giật.

Van an toàn máy nén khí

Van an toàn của máy nén khí được thiết kế đặc biệt ở vị trí bên trên bình dầu của máy nén khí, thẳng đứng với lò xo, cụ thể là ở nắp capo để có thể phát huy tối đa chức năng trong việc kiểm soát áp suất.

Chính vì vậy, việc lắp đặt van an toàn đúng cách là một khâu vô cùng quan trọng, yêu cầu người thao tác không chỉ hiểu rõ nguyên lý hoạt động của thiết bị mà còn phải nắm chắc kỹ thuật cũng như các tiêu chuẩn an toàn.

Công dụng của van an toàn trên máy nén khí

Van an toàn trên máy nén khí được thiết kế tỉ mỉ để ngăn chặn việc áp suất bất ngờ tăng lên mức nguy hiểm, có thể gây hỏng hóc cho hệ thống hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Van an toàn giúp đảm bảo an toàn cho máy nén khí

Van an toàn máy nén khí thường được sử dụng nhiều trong các hệ thống lò hơi, nồi hơi, hệ thống nước bên trong những khu công nghiệp hay tòa nhà bởi trong các hệ thống này, việc duy trì áp suất ổn định là vô cùng quan trọng. Bởi nếu áp suất tăng quá mức cho phép, nó có thể gây nổ, hỏng thiết bị hoặc thậm chí gây thương tích cho những người làm việc xung quanh.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của van an toàn máy nén khí

Cấu tạo van an toàn máy nén khí

Dù van an toàn hiện nay có nhiều loại với nhiều thiết kết khác nhau nhưng cấu tạo chung của van an toàn trong máy nén khí gồm các bộ phận chính sau:

Cấu tạo van an toàn máy nén khí

  • Thân van: Thường được làm từ đồng, gang, inox, thép, hoặc các loại hợp kim có tính chống ăn mòn và oxi hóa.
  • Khớp nối: Dùng để nối đường ống với van.
  • Cơ cấu xả: Sẽ xả các chất như khí, dầu, hoặc nước khi áp suất bên trong tăng cao.
  • Vít điều chỉnh: Cho phép người dùng chỉnh sửa áp lực đầu vào cho van.
  • Đĩa van: Khi áp suất tăng, lò xo sẽ nâng đĩa van lên, từ đó tạo khoảng trống để xả khí ra ngoài, khi áp suất giảm, đĩa van sẽ tự đóng lại.
  • Nắp van: Dùng để bảo vệ các bộ phận bên trong thân van.
  • Nút đậy: Giữ cho van kín, hạn chế hiện tượng rò rỉ.
  • Lò xo và đệm lò xo: Đảm bảo van an toàn sẽ đóng lại khi không hoạt động.
  • Tay giật: Dùng để người dùng điều chỉnh và kiểm tra van an toàn khi cần.

Nguyên lý hoạt động của van an toàn máy nén khí

Nguyên lý hoạt động của van an toàn máy nén khí khá đơn giản: Khi áp suất bên trong máy nén khí đạt đến mức tối đa cho phép, hệ thống sẽ tự động kích hoạt van an toàn mở để xả bớt khí nén ra ngoài để giảm áp suất. Việc này sẽ giúp cho áp suất bên trong máy nén khí không vượt quá giới hạn an toàn, bảo vệ hệ thống khỏi các rủi ro như rò rỉ khí nén, hư hỏng thiết bị hoặc nguy cơ cháy, nổ.

Van an toàn sẽ tự động đóng/mở khi áp suất của máy nén khí tăng/giảm quá mức cho phép

Ngược lại, khi áp suất bên trong giảm xuống dưới mức cho phép, van sẽ tự động đóng lại, giữ cho áp suất ổn định, đảm bảo hoạt động của máy nén khí và thiết bị liên quan diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Van an toàn máy nén khí có những loại nào? Giá bao nhiêu?

Van an toàn máy nén khí có thể được phân loại dựa trên các yếu tố đó là: Kích thước kết nối và áp suất giảm của van an toàn máy khí nén.

Giá van an toàn máy nén khí dao động từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng

Van an toàn máy khí nén phân loại theo các kích thước thường có các loại là:

  • Van an toàn máy nén khí 1/8”.
  • Van an toàn máy nén khí 1/4”.
  • Van an toàn máy nén khí 1/2”.

Van an toàn máy nén khí phân loại theo mức áp suất tối đa có thể giảm được trong hệ thống gồm các loại là:

  • Van an toàn 50 PSI.
  • Van an toàn 60 PSI.
  • Van an toàn 75 PSI.
  • Van an toàn 100 PSI.
  • Van an toàn 125 PSI.
  • Van an toàn 150 PSI.
  • Van an toàn 175 PSI.
  • Van an toàn 200 PSI.

Giá van an toàn máy nén khí hiện nay dao động trong khoảng từ vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng tùy theo kích thước, thương hiệu, xuất xứ, chất liệu cũng như mức áp suất tối đa có thể giảm.

Cách chỉnh van an toàn máy nén khí

Dụng cụ cần chuẩn bị

Các dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện chỉnh van an toàn máy nén khí là: Cờ lê, tua vít, đồng hồ đo áp lực.

Đồng hồ đo áp là dụng cụ không thể thiếu khi chỉnh van an toàn

Cách thực hiện

Cách chính van an toàn của máy nén khí gồm các bước sau:

Cách chỉnh van an toàn máy nén khí

  • Bước 1: Sử dụng cờ lê để tháo các con ốc vít ở nắp chụp và tay giật (nếu có) của van ra để lộ ra bộ phận điều chỉnh nằm bên trong van.
  • Bước 2: Tắt nguồn van và tiến hành lắp đặt van vào trong hệ thống. Ở bước này, người thao tác nên lắp đặt đồng hồ đo áp lực lên trên hệ thống để dễ dàng điều chỉnh van tốt hơn.
  • Bước 3: Sử dụng cờ lê để tháo phần ốc hãm ra.
  • Bước 4: Sử dụng cờ lê để vặn vít điều chỉnh: Để tăng áp suất, vặn theo chiều kim đồng hồ; để giảm áp suất, vặn ngược lại. Lưu ý: Trong bước này, các bạn cần phải dùng đến đồng hồ đo áp lực để nó hiển thị mức áp lực xả của van như thế nào để xoay vít điều chỉnh cho phù hợp với mức áp lực đo được.
  • Bước 5: Khi đã điều chỉnh xong, siết ốc hãm nằm bên dưới của vít điều chỉnh để cố định các ốc vít điều chỉnh không bị xoay, đảm bảo được thông số của van xả đúng như mức giá trị đã cài đặt ở bước 4.
  • Bước 6: Lắp đặt lại hệ thống tay giật (nếu có) và nắp chụp. Vặn chắc các ốc vít để cố định phần nắp chụp bảo vệ van.
  • Bước 7: Tiến hành chạy thử hệ thống và theo dõi xem van có tự xả khi đến mức cài đặt chưa. Nếu chưa chính xác, chúng ta sẽ tiếp tục thao tác lại như ở bước 4 cho đến khi van hoạt động đúng như ý.
  • Bước 8: Lắp van vào trong hệ thống máy nén khí và chú ý kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.

Những lưu ý khi sử dụng van an toàn cho máy nén khí

Dưới đây là những lưu ý để bạn sử dụng van an toàn cho máy nén khí cũng như máy nén khí được hiệu quả hơn:

Những lưu ý khi sử dụng van an toàn máy nén khí

  • Luôn vệ sinh và kiểm tra van an toàn định kỳ để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt nhất.
  • Ngay khi bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào trên van an toàn, cần lập tức dừng hoạt động của máy và thay mới van an toàn trước khi sử dụng tiếp.
  • Không bao giờ thực hiện hoạt động sửa chữa hoặc hàn xì trên máy nén khí khi bình chứa khí vẫn còn áp lực.
  • Không hướng đầu các ống dẫn khí về phía cơ thể để hạn chế nguy cơ tai nạn và thương tích.
  • Đặt máy nén khí ở nơi khô ráo, tránh bụi bặm và nơi có nhiệt độ cao, nơi có chứa nhiều vật liệu có khả năng gây cháy nổ.
  • Kiểm tra thiết bị theo đúng lịch trình được đề xuất bởi nhà sản xuất hoặc đội ngũ kỹ thuật.
  • Sử dụng máy nén khí đúng mục đích, nếu sử dụng ngoài mục đích của nhà sản xuất cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Trên đây là những chia sẻ của META về công dụng của van an toàn máy nén khí. hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết tư vấn công cụ & dụng cụ khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận