Máy nén khí là thiết bị cực kỳ phổ biến và hữu ích trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như công nghiệp chế tạo, sản xuất, in ấn, y tế, giao thông vận tải, xây dựng, trang trí nội thất, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị... Vậy máy nén khí là gì, có những loại máy nén khí nào, công dụng cũng như giá máy nén khí ra sao?
Máy nén khí là gì?
Máy nén khí còn có tên gọi khác là máy bơm hơi, máy bơm khí nén và tên tiếng Anh là air compressor. Máy nén khí làm giảm thể tích của chất khí, từ đó giúp áp suất chất khí được tăng lên, tạo thành nguồn năng lượng dưới dạng khí nén. Máy nén khí thường được kết hợp cùng với bình tích áp, máy sấy khí và hệ thống lọc khí để tạo nên một hệ thống khí nén hoàn chỉnh.
Cấu tạo của máy nén khí
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy bơm khí nén khác nhau, mỗi loại lại có một kiểu cấu tạo riêng. Tuy nhiên, nhìn chung mỗi máy nén khí đều không thể thiếu các bộ phận chính là động cơ, đầu nén khí, van an toàn, bộ phận làm mát...
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
Máy nén khí thực hiện chuyển đổi cơ năng (năng lượng cơ học) của động cơ thành năng lượng khí nén và nhiệt năng. Cụ thể, máy bơm khí nén sẽ sử dụng năng lượng từ động cơ để nén, ép khí, khiến thể tích khí giảm, dẫn đến áp suất và nhiệt độ của khí tăng lên, sinh ra năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Máy khí nén thường hoạt động dựa trên 1 trong 2 nguyên lý sau:
- Nguyên lý thay đổi thể tích: Khí được dẫn vào buồng chứa → thể tích buồng chứa nhỏ dần lại → áp suất khí tăng lên.
- Nguyên lý động năng: Khí được dẫn vào buồng chứa → động năng của bánh dẫn làm tăng vận tốc khí → áp suất khí tăng lên.
Các loại máy nén khí phổ biến hiện nay
Các mẫu máy bơm nén khí trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng, và thường được phân loại dựa trên những yếu tố sau:
Dựa vào công suất, quy mô sử dụng
- Máy nén khí mini: Có công suất nhỏ.
- Máy nén khí công nghiệp: Có công suất lớn.
Dựa vào áp lực làm việc (áp suất khí ra)
Cách phân loại thường gặp như sau:
- Máy nén khí áp suất thấp: Có áp suất khí dưới 10 bar (dưới 150 psi).
- Máy nén khí áp suất trung bình: Có áp lực làm việc trong khoảng 10 - 70 bar (tương đương 150 - 1.000 psi).
- Máy nén khí áp suất cao (máy nén khí cao áp): Có áp lực làm việc trong từ 70 - 300 bar (tương đương 1.000 - 4.350 psi).
- Máy nén khí áp suất rất cao: Có áp lực làm việc từ 300 bar trở lên (trên 4.350 psi).
Ngoài ra, cũng có cách phân chia gộp loại có áp suất trung bình và loại có áp suất cao thành một loại, tức là sẽ gồm 3 loại máy nén khí theo áp lực làm việc là máy nén khí áp suất thấp dưới 10 bar, máy nén khí áp suất cao 10 - 300 bar và máy nén khí áp suất rất cao trên 300 bar.
Dựa trên cơ chế vận hành
- Máy nén khí chuyển động tịnh tiến (máy nén khí piston): Sử dụng piston chuyển động theo kiểu tịnh tiến hoặc chiều lên xuống để nén khí theo nguyên lý thay đổi thể tích.
- Máy nén khí trục vít: Sử dụng bánh vít để nén khí theo nguyên lý thay đổi thể tích.
- Máy nén khí cánh gạt: Sử dụng cánh gạt trượt hướng tâm để nén khí theo nguyên lý thay đổi thể tích.
- Máy nén khí ly tâm: Sử dụng bánh đẩy hoặc đĩa xoay dạng cánh quạt để nén khí theo nguyên lý động năng.
- Máy nén khí đối lưu: Sử dụng cánh quạt để nén khí theo nguyên lý động năng.
- Máy nén khí dòng hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa máy nén khí ly tâm và máy nén khí đối lưu.
Dựa vào chất lượng khí nén tạo thành
Dựa vào năng lượng sử dụng
- Máy nén khí chạy điện: Hoạt động bằng điện năng.
- Máy nén khí chạy xăng: Hoạt động bằng xăng.
- Máy nén khí chạy dầu: Hoạt động bằng dầu diesel.
Dựa vào cách truyền động
Công dụng của máy nén khí
Sau khi được nén bằng máy nén, khí có áp suất cao sẽ được dự trữ trong 1 bình hơi và từ bình hơi này, khí nén sẽ được bơm, phân phối đến các loại máy công cụ khác nhau, gồm các loại máy có bộ phận thổi, bộ phận quay... như súng phun hơi để thổi bụi hoặc nước, súng phun sơn để thổi sơn hay máy vít đinh, máy khoan, máy đánh nhám...
Nhìn chung, máy nén khí được ứng dụng rộng rãi để vận hành rất nhiều loại máy móc, thiết bị trong đời sống và sản xuất, tiêu biểu như: Điều khiển các thiết bị tự động hóa, thiết bị nâng chuyển hàng, sử dụng trong các công đoạn gia công vật liệu, kim loại (nấu chảy, cán nóng, cán nguội, hàn, cắt, khoan, đục), in ấn, sản xuất bao bì chân không, thông gió, thổi bụi, vận chuyển và phun bê tông, sơn, bảo dưỡng ô tô, xe máy, kiểm soát dòng nước thải, thăm dò độ sâu trong khai khoáng, khử trùng, vận hành các thiết bị y tế...
Nên mua máy nén khí loại nào tốt?
Để chọn mua được một chiếc máy nén khí tốt, bạn sẽ cần lưu ý một số điểm như sau:
- Chọn máy nén khí phù hợp với nhu cầu sử dụng: Bạn sẽ cần xác định máy nén khí được sử dụng với mục đích gì, cho công việc gì, cần áp lực làm việc cao hay thấp, cần công suất làm việc, lưu lượng khí nén bao nhiêu, chất lượng khí ra thế nào... để chọn được kiểu máy nén khí cũng như các thông số kỹ thuật phù hợp nhất. Ví dụ, nếu sử dụng trong y tế, sơn... cần chất lượng khí sạch thì sẽ cần dùng máy nén khí không dầu, còn ở các xưởng sản xuất thông thường thì chỉ cần máy nén khí có dầu...
- Chọn máy bơm hơi có kích thước phù hợp: Bạn cũng cần căn cứ vào không gian sử dụng, nhu cầu di chuyển máy bơm khí nén để chọn kích thước máy hợp lý nhất. Chẳng hạn, nếu cần làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau thì bạn nên ưu tiên các kiểu máy nhỏ gọn, được trang bị hệ thống bánh xe để dễ dàng di chuyển máy hơn.
- Chọn bơm nén khí phù hợp với địa điểm sử dụng: Nếu sử dụng, làm việc với máy nén khí tại những địa điểm gần khu dân cư thì bạn nên chọn các loại máy có hệ thống chống ồn, giảm âm để không ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của những người xung quanh.
- Chọn máy nén khí từ những thương hiệu uy tín như máy nén khí Pegasus, máy nén khí Arwa, máy nén khí Palada, máy nén khí Oshima, máy nén khí Wing, máy nén khí BTEC, máy nén khí Total, máy nén khí Puma... để đảm bảo chất lượng sản phẩm và được bảo hành tốt nhất.
Cách sử dụng máy nén khí như thế nào?
Trong quá trình sử dụng máy bơm khí nén, để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, bền bỉ và an toàn, bạn cũng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Lắp đặt máy theo đúng kỹ thuật, vận hành máy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Đảm bảo nguồn điện ổn định và các quy tắc an toàn điện khi sử dụng.
- Đặt máy tại vị trí sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ ổn định, không bị nắng rọi, mưa hắt.
- Vệ sinh và bảo dưỡng máy bơm khí định kỳ.
Báo giá máy nén khí bao nhiêu?
Giá máy nén khí vô cùng đa dạng, có loại rẻ chưa tới 1 triệu đồng, song cũng có loại lên tới vài chục triệu đồng tùy theo kiểu máy, các thông số kỹ thuật của máy, hãng sản xuất... Thông thường, máy nén khí không dầu sẽ đắt hơn máy nén khí có dầu, các thông số kỹ thuật của máy như công suất, lưu lượng khí, áp lực làm việc... của máy càng mạnh thì giá máy càng cao... Dưới đây là báo giá một số loại máy nén khí phổ biến, thông dụng hiện nay để bạn tham khảo:
- Giá máy nén khí Pegasus: 2,7 - 40 triệu đồng
- Giá máy nén khí VAC: 2,2 - 9,8 triệu đồng
- Giá máy nén khí Arwa: 1,5 - 6,5 triệu đồng
- Giá máy nén khí Palada: 2 - 16,9 triệu đồng
- Giá máy nén khí D&D: 2,3 - 7,5 triệu đồng
- Giá máy nén khí Oshima: 1,9 - 3,9 triệu đồng
- Giá máy nén khí Wing: 1,5 - 3,9 triệu đồng
- Giá máy nén khí Davitec: 2,8 - 8,9 triệu đồng
- Giá máy nén khí BTEC: 2 - 2,9 triệu đồng
- Giá máy nén khí Classic: 2 - 6 triệu đồng
- Giá máy nén khí Total: 500 - 800 nghìn đồng
- Giá máy nén khí Maxpro: 2,2 - 2,9 triệu đồng
Mua máy nén khí ở đâu tốt, giá rẻ?
META.vn với trên 16 năm kinh nghiệm cung cấp các loại máy công cụ, dụng cụ cam kết bán đa dạng các mẫu máy nén khí chính hãng, chất lượng tốt, có bảo hành với mức giá ưu đãi tốt nhất trên thị trường.
Để sở hữu máy bơm hơi chất lượng, giá rẻ đến từ các thương hiệu uy tín như Pegasus, BTEC, Oshima, Total... và trải nghiệm dịch vụ tư vấn mua hàng, giao hàng và thu tiền tại nhà trên toàn quốc chuyên nghiệp, tận tình của chúng tôi, đừng ngần ngại đặt hàng trực tuyến máy in tại website META.vn hoặc gọi đến hotline Hà Nội: 024.35.68.69.69 - TP. HCM: 028.3833.6666. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng Quý khách!