Máy photocopy là một thiết bị được sử dụng rộng rãi, phục vụ cho nhu cầu in ấn cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết vệ sinh máy photocopy đúng cách. Vậy hãy cùng META tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!
Trong quá trình sử dụng, máy photocopy sẽ bị bám bụi từ giấy in, từ môi trường bên ngoài hoặc bị đọng lại cặn mực. Nếu không được làm sạch định kỳ, những chất bẩn này có thể làm tắc nghẽn các bộ phận của máy khiến máy không thể hoạt động bình thường.
Vậy nên, việc vệ sinh máy photocopy sẽ giúp bảo vệ các bộ phận của máy khỏi những hư hại không đáng có, điều này cũng giúp máy hoạt động hiệu quả hơn và kéo dài tuổi thọ của máy.
Bên cạnh đó, nếu máy photocopy không được lau chùi sẽ khó đảm bảo được chất lượng bản in. Ví dụ như gương phản chiếu của máy bị bụi bám vào hoặc dính nhiều vân tay thì những vết bẩn này có thể xuất hiện trên bản in, làm mờ bản in hoặc gây ra các lỗi khác. Bằng cách vệ sinh máy, bạn có thể loại bỏ những lỗi này và tạo ra được bản photo với chất lượng tốt nhất.
Xem thêm: Máy photocopy là gì? Cấu tạo máy photo và nguyên lý hoạt động
Tần suất vệ sinh máy photocopy phụ thuộc vào mức độ sử dụng và môi trường làm việc của máy.
Việc bạn dùng khăn lau sạch bụi bẩn bám trên bề mặt máy, vệ sinh khay đựng giấy, hay dùng cọ quét bụi bám một số linh kiện bên trong máy ví dụ như bánh xe rút giấy, khay giấy phụ… có thể tiến hành hằng ngày. Chỉ với những cách vệ sinh máy photo đơn giản như vậy đã có thể giúp hạn chế tối đa việc bụi bẩn bám và tích tụ cả bên ngoài và bên trong máy.
Đối với các bộ phận cần phải tháo dỡ khỏi máy, bạn nên vệ sinh và bảo dưỡng theo quý hoặc theo năm, tùy theo tần suất bạn sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn sử dụng hoặc tìm kiếm thông tin từ nhà sản xuất để biết cách vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách cho máy photocopy của mình.
Xem thêm: Tổng hợp kích thước máy photocopy thông dụng nhất hiện nay
Nhìn chung, cách vệ sinh máy photocopy sẽ tuân theo trình tự 6 bước như sau:
Trước khi bắt đầu vệ sinh, bạn phải đảm bảo rằng máy đã được tắt và nguồn điện đã được ngắt.
Sử dụng một chiếc khăn mềm đã được làm ẩm để lau sạch bề mặt máy như bảng điều khiển, tay cầm và bề mặt kính quét. Nếu có các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể sử dụng một chút chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch.
Với phần trống máy, bạn có thể sử dụng loại chổi mềm mại để quét sạch bụi bẩn bám trên trống. Bạn quét dọn nhẹ nhàng, tránh làm xước bộ phận này.
Với phần hộp mực, bạn nên sử dụng một chiếc máy hút bụi chuyên dụng. Sau đó, bạn tiếp tục sử dụng một chiếc khăn nhỏ rồi nhẹ nhàng lau sạch đi những cặn mực còn đọng lại. Trong trường hợp vết mực bám quá chặt, bạn có thể dùng thêm dung dịch Isopropanol để có thể tẩy sạch hoàn toàn vết bẩn.
Để vệ sinh bộ phận này, bạn cần sử một khăn giấy hoặc vải được làm từ chất liệu mềm để thấm dầu thừa bám trên bề mặt. Sau đó, bạn dùng máy hút bụi để hút các vụn giấy trong Fuser.
Lô sấy khi sử dụng lâu có thể xuất hiện tình trạng bị khô. Vậy nên, bạn hãy sử dụng dầu Silicon có khả năng chống dính để lau sạch lô sấy, giúp bộ phận này hoạt động ổn định và mượt mà hơn.
Bạn nên dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn quanh các khu vực tiếp nhận giấy và mực. Lưu ý, bộ phận này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản in, vậy nên bạn cần vệ sinh một cách cẩn thận nhất có thể.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy photocopy Fuji Xerox V3065
Trong cách làm sạch máy photocopy, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Trên đây là cách vệ sinh máy photocopy đơn giản, sạch nhất. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn sử dụng và làm sạch máy photocopy một cách an toàn và hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin tư vấn thiết bị văn phòng hữu ích khác nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!