Đua xe F1 là một trong những giải đấu hấp dẫn, được nhiều người mong đợi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được đua xe F1 là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó, đồng thời giúp bạn cập nhật những điều cần biết để theo dõi trọn vẹn giải đấu này. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Đua xe F1 (tiếng Anh là Formula One) còn được gọi là Giải đua xe Công thức 1, Giải đua xe Thể thức 1. Đây chính là một bộ môn thể thao tốc độ chuyên về xe hơi bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (Fédération Internationale de l'Automobile hay FIA), cơ quan quản lý thế giới về thể thao mô tô.
Từ "công thức" trong tên gọi là để chỉ một loạt các quy định mà tất cả người và xe tham gia đều phải tuân thủ.
Mùa giải vô địch thế giới F1 bao gồm một chuỗi các cuộc đua, được biết đến với tên Grands Prix, thường được tổ chức tại những đường đua được xây dựng riêng, cũng có một số ít trường hợp là trên những con đường trong thành phố, cuộc đua nổi tiếng nhất trong số đó là Monaco Grand Prix ở Monte Carlo. Kết quả của mỗi cuộc đua được tổng hợp lại để xác định hai Nhà vô địch Thế giới hàng năm, một dành cho tay đua và một dành cho đội đua.
Loạt cuộc đua xe Công thức 1 có nguồn gốc từ Giải Grand Prix Đua Mô tô vào những năm 1920 và 1930. "Công thức" là một tập các quy định mà tất cả những người và xe tham gia phải tuân thủ.
Giải đua xe Công thức 1 chỉ được chấp thuận sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1946, với cuộc đua không tính vô địch đầu tiên được tổ chức vào cùng năm đó.
Một số tổ chức đua xe Grand Prix đã đặt ra các luật lệ dành cho Giải vô địch Thế giới từ trước chiến tranh, tuy nhiên do chiến tranh nên bị trì hoãn. Năm 1947, Ccộc đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Silverstone, Liên hiệp Anh vào năm 1950. Một giải vô địch dành cho đội đua diễn ra tiếp đó vào năm 1958.
Sau đó, các giải vô địch quốc gia được tổ chức tại Nam Phi và Liên hiệp Anh vào thập niên 1960 và 1970. Các cuộc đua Công thức 1 không tính vô địch được tổ chức trong nhiều năm nhưng do chi phí cho cuộc đua ngày càng cao, cuộc đua không tính vô địch cuối cùng diễn ra vào năm 1983.
Năm 1950, Giải đua xe F1 chính thức trở lại, đánh dấu bằng chiến thắng của nhà vô địch thế giới đầu tiên của giải đấu này là tay đua người Ý - Giuseppe Farina trong chiếc Alfa Romeo. Ông đã đánh bại đồng đội người Argentina Juan Manuel Fangio với tỉ số sát nút. Tuy nhiên, Fangio đã "phục thù" và giành lại chức vô địch các năm 1951, 1954, 1955, 1956 & 1957 (kỷ lục 5 lần giành chức vô địch thế giới của ông đã tồn tại suốt 45 năm cho đến khi tay đua người Đức Michael Schumacher giành được chức vô địch thứ 6 vào năm 2003). Mạch chiến thắng của ông bị ngắt trong 2 năm 1952 và 1953 do chấn thương, và người đoạt giải trong các năm đó là Alberto Ascari của đội đua Ferrari.
Đây cũng chính là khoảng thời gian thống trị của những đội đua do những nhà sản xuất xe hơi phổ thông điều hành - Alfa Romeo, Ferrari, Mercedes Benz và Maserati - tất cả các đội đua này đều đã thi đấu từ trước chiến tranh.
Ở mùa giải đầu tiên, các đội đua sử dụng những chiếc xe trước thế chiến như 158 của Alfa. Chúng đều có động cơ phía trước, bánh xe có ta-lông hẹp và động cơ hút thường 4,5 lít hoặc tăng nạp 1,5 lít.
Sau đó, tại các Giải vô địch thế giới năm 1952 và 1953 áp dụng quy định của Công thức 2, với những chiếc xe nhỏ hơn, yếu hơn, do lo ngại về số lượng xe hơi Công thức 1 không có nhiều trên thị trường.
Khi quy định Công thức 1 mới, với động cơ giới hạn còn 2,5 lít, được tái áp dụng vào năm 1954, Mercedes-Benz đã cho ra mắt chiếc W196 cải tiến, trong đó có một số sáng kiến đáng chú ý như van điều khiển vòng (desmodromic valve) và phun nhiên liệu cũng như thân xe đóng kín có hình dáng thuôn hơn. Mercedes đã giành chức vô địch tay đua trong hai năm, trước khi rút ra khỏi tất cả các giải đua mô tô sau Cuộc khủng hoảng Le Mans 1955.
Sự cải tiến lớn đầu tiên phải kể đến đó chính là cải tiến công nghệ. Sự tái sản xuất các loại hơi có động cơ tầm trung của Cooper (theo sau chiếc Auto Union tiên phong của Ferdinand Porsche vào những năm 1930), lấy ý tưởng từ những mẫu thiết kế Công thức 3 thành công của công ty, diễn ra vào những năm 1950. Tay đua người Úc Jack Brabham, nhà vô địch thế giới vào năm 1959, 1960 và 1966, đã nhanh chóng chứng tỏ được tính ưu việt của mẫu thiết kế mới này. Đến năm 1961, tất cả những tay đua thi đấu đã chuyển sang các loại xe hơi động cơ tầm trung.
Nhà vô địch Thế giới người Anh đầu tiên là Mike Hawthorn, người lái một chiếc Ferrari giành được danh hiệu vào năm 1958. Tuy nhiên, khi Colin Chapman gia nhập làng với vai trò nhà thiết kế khung gầm và sau đó là người thành lập Team Lotus, đội đua xanh của Anh bắt đầu thống trị các đường đua trong thập niên tiếp theo. Với Jim Clark, Jackie Stewart, John Surtees, Jack Brabham, Graham Hill, và Denny Hulme, các tay đua của đội Anh và Khối thịnh vượng chung đã giành được mười hai chức vô địch thế giới từ năm 1962 đến 1973.
Vào năm 1962, Lotus giới thiệu chiếc xe hơi có miếng gầm khung bằng nhôm gắn liền với thân thay cho kiểu thiết kế dạng khung truyền thống. Cải tiến này đã được chứng minh là bước đột phá vĩ đại nhất về công nghệ kể từ khi những chiếc xe hơi động cơ tầm trung ra mắt. Vào năm 1968, Lotus sơn lại tất cả chiếc xe của đội sang màu gan của hãng Imperial Tobacco, từ đó giới thiệu hình thức tài trợ vào môn thể thao.
Lực ép xuống của động lực học dần dần trở nên quan trọng trong mẫu thiết kế xe kể từ khi có sự xuất hiện của cánh máy bay vào cuối thập niên 1960.
Cuối thập niên 1970, Lotus giới thiệu khí động lực học về hiệu ứng mặt đất cung cấp lực ép xuống khổng lồ và làm tăng đáng kể tốc độ bẻ cua (mặc dù khái niệm này trước đây đã được dùng trong Chaparral 2J của Jim Hall vào năm 1970). Các lực động lực học tác động lên xe lớn quá lớn (lên đến 5 lần trọng lượng xe) đến nỗi cần những lò xo cực cứng để duy trì một khoảng sáng gầm xe cố định, khiến cho nhíp xe gần như rắn, và bất kỳ một độ nhún nào giữa xe và người với độ bấp bênh của mặt đường phụ thuộc hoàn toàn vào bánh xe.
>> Xem thêm: Tìm hiểu: Xe đua F1 có cấu tạo, động cơ thế nào? Giá bao nhiêu?
Hiểu được các thuật ngữ sẽ giúp bạn có thể theo dõi các trận đấu một cách trọn vẹn nhất. Dưới đây là những thuật ngữ cơ bản thường gặp trong Giải đua xe F1:
Hiện nay, các đội đua trong Giải đua xe F1 sẽ được ký hợp đồng ít nhất 3 năm liên tiếp với tổng trị giá khoảng 36 triệu USD. Bên cạnh đó, nếu giành chức vô địch, đội đua sẽ có thêm khoản tiền thưởng.
Ví dụ như đội Mercedes AMG Petronas đã nhận được 61 triệu USD tiền thắng giải khi vô địch năm 2016, cộng thêm khoảng 100 triệu USD tiền thưởng từ công ty tài trợ cùng nhiều loại tiền thưởng khác. Trong khi đó, đội Ferrari được 41 triệu USD khi về thứ 3. Với những đội đua lâu đời như Ferrari, họ còn nhận thêm tiền thưởng do trở thành đội đua lâu đời nhất của giải với tổng trị giá khoảng 68 triệu USD.
Thậm chí, có một vài đội đua còn vẫn có thể nhận được tiền thưởng vì những thành tựu không mấy liên quan. Chẳng hạn như đội Red Bull đã nhận được 36 triệu USD tiền thưởng vì đã ký hợp đồng Concord liên quan đến việc phân chia tiền quảng cáo giải đua F1.
Với cá nhân, mỗi tay đua xe cũng có mức lương khá cao ở thời điểm hiện tại. Một vài ví dụ cụ thể như Lewis Hamilton (Đội Mercedes) và Sebastian Vettel (Đội Ferrari) hiện có mức thu nhập tương đương 50 và 60 triệu USD/năm và là 2 tay đua có mức lương cao nhất, tiếp theo là Kimi Raikkonen (Đội Ferrari) với 40 triệu USD/năm...
Có thể thấy tiền thưởng của Giải đua xe Công thức 1 là vô cùng hấp dẫn.
Năm | Số liệu |
1950-52 | Dung tích động cơ 4,5 lít cho máy không nén và 1,5 lít cho máy nén, rút ngắn đường đua từ 500km xuống còn 300km hay ít nhất là 3 tiếng đồng hồ. |
1952-53 | Đua theo các quy định dành cho Công thức 2. |
1954-58 | Dung tích động cơ được quy định là 750cm³ cho máy nén và 2,5 lít cho loại không có. Đường đua được quy định là 500km hay 3 tiếng đồng hồ. |
1958-60 | Xăng máy bay nguyên chất bị cấm. Chỉ số octan được quy định từ 100 đến 139. Thời gian lái được giảm xuống còn 2 tiếng hay ít nhất là 300 km và nhiều nhất là 500km. |
1961 | Quy định dung tích động cơ là 1,5 lít, loại có máy nén bị cấm. Cấm không nhẹ hơn trọng lượng tối thiểu là 450kg, hạn chế chỉ số octan còn 100, các bình xăng phải đáp ứng được các quy định về an toàn như của máy bay. |
1966 | Cho phép động cơ hút 3 lít và động cơ turbo 1,5 lít, trọng lượng tối thiểu là 500kg. |
1967 | Bắt buộc phải có dây an toàn và nhóm máu của người lái xe phải có trên bộ áo liền quần. |
1968 | Mũ bảo hiểm đầu tiên của Bell. |
1969 | Cấm các bộ phận hỗ trợ khí động lực, bộ truyền động 4 bánh của xe Lotus. |
1970 | Bắt buộc phải có thiết bị chữa cháy trên xe. |
1971 | Bánh xe không rãnh của Goodyear, động cơ turbo của Lotus. |
1976 | Wing-car-concept của Lotus, xe 6 bánh của Tyrrell Racing. |
1977 | Renault với động cơ turbo 1,5 lít, Michelin với lốp có bố tỏa tròn, đưa vào sử dụng hệ thống đo từ xa (telemetry). |
1981 | Phòng lái bằng sợi cacbon của McLaren và Lotus, hệ thống giảm xóc điều khiển bằng máy tính của Lotus. |
1984 | Cấm dừng đổ xăng, giới hạn xăng là 220 lít. |
1986 | Giới hạn xăng cho động cơ turbo là 195 lít, Benetton-BMW là chiếc xe đua mạnh nhất với 1.359 mã lực. |
1987 | Cho phép động cơ hút với dung tích 3,5 lít, giới hạn chiều ngang lốp xe là 30,5cm (12 inch) ở bánh trước và 57,72cm (18 inch) ở bánh sau. |
1988 | Giới hạn xăng còn 150 lít và áp suất là 2,5 bar cho loại động cơ Turbo. |
1989 | Cấm động cơ turbo, Renault sử dụng van khí nén lần đầu tiên. |
1992 | Cấm "xăng design" chỉ cho phép xăng gần bình thường (có chỉ số octan nhiều nhất là 102 và tối đa là 3,7% oxy. |
1993 | Giới hạn bề ngang lốp xe còn 29cm ở phía trước và 29cm cho phía sau. |
1994 | Cấm các thiết bị hỗ trợ điện tử (ABS, thiết bị giảm xóc chủ động), cho phép ngừng để đổ xăng. |
1995 | Giới hạn dung tích xuống 3 lít. |
1998 | Cấm lốp không rãnh, đưa vào sử dụng loại lốp có rãnh (3 rãnh cho lốp trước, 4 rãnh cho lốp bánh sau). |
1999 | Thống nhất 4 rãnh cho lốp trước và sau. |
2004 | Không được thay động cơ suốt một cuối tuần đua. |
2005 | Không cho phép thay lốp, động cơ phải hoạt động được trong 2 cuối tuần đua. |
2006 | Động cơ 8 lít V8 thay vì V10 3 lít, cũng phải chạy được 2 cuối tuần đua (không được phép thay thế) nhằm giảm động cơ hiện đang vào khoản 900 mã lực xuống còn 700 mã lực. |
2007 | Tất cả các đội đua chỉ sử dụng lốp của một hãng - Bridgestone; Quãng đường chạy thử tối đa của một đội là 30.000km một năm; Thời gian lái tập trước cuộc đua phân hạng là 90 phút (trước là 60 phút). |
2011 | Double diffuser và F-Duct sẽ bị cấm dùng. Bridgestone ra đi nhường chỗ cho Pirelli. Cánh gió sau điều chỉnh được. KERS là thứ được phép trang bị nhưng không bắt buộc. Tất cả các xe tham gia Q1 nếu có thời gian vòng nhanh nhất của mình "lớn hơn 107% so với vòng nhanh nhất của Q1 xác lập" đều bị loại khỏi cuộc đua vào ngày đua chính thức. Cho phép "team order". Tăng trọng lượng tối thiểu của chiếc xe lên mức 640kg. |
2014 | Động cơ Turbo V6 thế chỗ 8 lít V8 |
Nếu hình phạt qua 3 vòng vẫn chưa được thực hiện thì xe sẽ bị loại. Nếu hình phạt được đưa ra trong 5 vòng cuối cùng, hay ngay sau khi chấm dứt cuộc đua, thì thời gian lái sẽ bị cộng thêm 25 giây, không cần thiết phải chạy qua pit nữa.
Nhiều khi một người lái, hay một đội, có thể bị cấm tham dự vài cuộc đua. Số lần nhiều hay ít tùy thuộc vào sự vi phạm quy luật của người lái, hay đội, đó.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được dua xe F1 là gì và những điều cần biết để theo dõi trọn vẹn Giải đua xe Công thức 1 nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm: