Mặc dù được sử dụng phổ biến, vậy nhưng không phải ai cũng trả lời được sạc dự phòng là gì và có cấu tạo ra sao. Bài viết này của META sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, mời bạn theo dõi nhé!
Sạc dự phòng là phụ kiện quen thuộc, được sản xuất dành cho những người dùng điện thoại, máy tính bảng. Công dụng chính của sản phẩm này là lưu trữ điện năng để cung cấp cho điện thoại, máy tính bảng... ở bất cứ nơi đâu khi mà họ không thể chủ động được về nguồn điện nhằm thực hiện quá trình sạc pin như thông thường.
Về cơ bản, sạc dự phòng được thiết kế rất nhỏ gọn, để bạn có thể mang theo dễ dàng tới nhiều nơi.
Thông thường một cục sạc dự phòng sẽ có các bộ phận chính gồm: Vỏ, pin và mạch pin dự phòng.
Vỏ là bộ phận quyết định kiểu dáng của viên pin dự phòng. Nó cũng chính là thành phần có tác dụng bảo vệ cho các linh kiện bên trong nhằm hạn chế va đập.
Thông thường phần vỏ này hay được làm từ nhựa, nhôm và được đúc hoặc CNC. Các cục sạc dự phòng có vỏ làm từ nhôm thì thường có khả năng tản nhiệt tốt hơn.
Bộ phận này được coi là "bộ não" của cục sạc dự phòng. Mạch sạc dự phòng có các chip quản lý điện năng có thể chỉnh dòng sạc cung cấp cho pin. Nếu không có bộ phận này, pin dự phòng không thể hoạt động và không chuyển đổi năng lượng được.
Đây là một trong những thành phần quan trọng nhất của sạc dự phòng. Hiện nay sạc dự phòng sử dụng 2 loại pin phổ biến là Lithium-Polymer (hay còn gọi là Li-po) và Lithium-ion (hay Li-ion).
Ngoài 3 bộ phận chính, sạc dự phòng còn có cảm biến nhiệt độ được gắn trên các viên pin để dễ dàng kiểm soát nhiệt độ của thiết bị trong quá trình sạc. Nếu thấy pin bị quá nhiệt, mạch sẽ ngắt nguồn để ngăn chặn tình huống cháy nổ có thể xảy ra.
Ngoài ra, sạc dự phòng còn có màn hình hiển thị để người dùng có thể thuận tiện quan sát dung lượng pin còn lại và thời gian sạc.
Dưới đây là một ví dụ về sơ đồ nguyên lý mạch sạc dự phòng để bạn tham khảo. Mạch sạc dự phòng này có 2 phần chính, phần thứ nhất là mạch sạc pin sử dụng TP4056, phần thứ hai dùng XL6009.
Các linh kiện gồm có:
1. PCB
2. IC TP4056
3. XL6009
4. Cuộn cảm 33uH
5. USB cái
6. Chốt USB
7. Điện trở 1.2K, 1K(3)
8. Biến trở 5K
9. Tụ điện 1uF
10.Tụ điện 10uF, 47uF, 100uF, 220uF.
11. Pin Lithium 18650
12. LED
13. Diode 1N5824
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết được sạc dự phòng là gì cũng như cấu tạo & sơ đồ nguyên lý mạch sạc dự phòng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục tư vấn thiết bị số của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.