Để hiểu được chỉ số bpm là gì cũng như chỉ số bpm của người bình thường là bao nhiêu? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được lời giải đáp nhé!
Bpm là từ viết tắt của cụm từ Beats Per Minute, có nghĩa là số nhịp tim trong mỗi phút của con người. Ví dụ chỉ số nhịp tim của bạn là 75bpm thì có nghĩa là nhịp tim của bạn là 75 nhịp/phút.
Bạn có thể thấy chỉ số bpm xuất hiện trên nhiều phương tiện và các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ số này không có ý nghĩa phản ánh tính đều đặn của hoạt động tim mạch. Một vài trường hợp rối loạn nhịp tim thì chỉ số bpm ghi nhận được sẽ là giá trị trung bình trong suốt quá trình mà người bệnh được khảo sát.
Mặc dù, nhịp tim không đủ để nói lên tình trạng sức khỏe của cơ thể, thế nhưng nó lại là tiêu chuẩn giúp chẩn đoán và phát hiện những dấu hiệu để nhận biết những điều bất thường có thể xảy ra với cơ thể một cách nhanh nhất.
Thông thường, đối với người khỏe mạnh, trưởng thành thì chỉ số nhịp tim bpm sẽ dao động trong khoảng 60 đến 100 lần/phút. Tuy nhiên, một số người cũng sẽ có nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn.
Đối với trẻ em, đặc biệt là những bạn hiếu động thì nhịp tim bình thường có sự dao động khá lớn. Những đứa trẻ vận động nhiều với cường độ cao thì nhịp tim có thể lên tới 200 lần/phút, tuy nhiên chỉ số này vẫn ở trong ngưỡng an toàn.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì nhịp tim tối đa của người vận động ở cường độ cao là 220 lần/phút. Do mỗi người sẽ có những phản ứng của cơ thể với các tác nhân bên ngoài không giống nhau nên nhịp tim khi vận động cũng sẽ có sự dao động ở mức khác nhau trong phạm vi cho phép.
Dưới đây là bảng nhịp tim bình thường thay đổi theo độ tuổi mà bạn có thể tham khảo:
Độ tuổi | Nhịp tim (lần/phút) |
Sơ sinh | 100 đến 160 |
Dưới 5 tháng tuổi | 90 đến 150 |
Từ 6 đến 12 tháng tuổi | 80 đến 140 |
Từ 1 đến 3 tuổi | 80 đến 130 |
Từ 4 đến 5 tuổi | 80 đến 120 |
Từ 6 đến 10 tuổi | 70 đến 110 |
Từ 11 đến 14 tuổi | 60 đến 105 |
Từ 15 đến 20 tuổi | 60 đến 100 |
Trên 20 tuổi | 50 đến 80 |
Một số biểu hiện dưới đây cho thấy rằng chỉ số bpm của bạn là bất thường:
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) ví dụ như: Rối loạn tâm lý, lao động quá sức, dùng chất kích thích... Tuy nhiên, cũng có trường hợp rối loạn này là do các bệnh lý về tim mạch như thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, tim bẩm sinh, các bệnh về van tim, tăng huyết áp, béo phì, cường giáp, viêm phổi mạn tính... Vì thế, nếu có dấu hiệu bất thường về nhịp tim thì bạn cũng không nên chủ quan mà nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám nhằm phát hiện bệnh lý kịp thời.
Trên thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa nhịp mạch và nhịp tim. Tuy nhiên 2 chỉ số này lại hoàn toàn khác nhau. Nhịp mạch là số lần co giãn của động mạch khi tim thực hiện quá trình bơm máu. Do nhịp mạch bằng với nhịp tim hoặc chỉ có sự chênh lệch không đáng kể nên người ta có thể kiểm tra nhịp tim thông qua nhịp mạch.
Để kiểm tra được nhịp tim, bạn có thể dùng ngón giữa và ngón trỏ đặt lên vị trí động mạch ở cổ tay hoặc động mạch dưới hàm, sau đó ấn nhẹ và giữ nguyên khoảng một phút rồi tính số lần mạch đập. Đây là phương pháp kiểm tra đơn giản, thông dụng mà nhiều người vẫn thường áp dụng để theo dõi nhịp tim. Ngoài ra, để chính xác hơn, bạn có thể sử dụng dụng cụ nghe tim chuyên dụng, máy đo SPO2 & nhịp tim hoặc đo điện tâm đồ.
Duy trì nhịp tim bình thường, ổn định có ý nghĩa rất quan trọng bởi một trái tim khỏe mạnh sẽ hỗ trợ các cơ quan của cơ thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn có thể duy trì nhịp tim của mình ở mức bình thường nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình:
Thừa cân, béo phì là một trong những tác nhân hàng đầu gây nên các vấn đề về mỡ máu và tim mạch. Quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tim sẽ bị cản trở nếu trọng lượng cơ thể bạn quá lớn. Điều này sẽ khiến cho tim phải co bóp mạnh hơn, nhanh hơn nhằm tăng lưu lượng máu, từ đó khiến cho nhịp tim tăng cao.
Chính vì thế, ngay từ bây giờ bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống để tránh hiện tượng tăng cân, thừa cân, béo phì. Thay vì nạp quá nhiều tinh bột, chất béo... bạn nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin, rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu omega 3 vừa để giúp tăng cường miễn dịch cũng vừa giúp cho hệ tim mạch hoạt động tốt nhất.
Rượu bia, cà phê, thuốc lá... chưa bao giờ là những thứ mà hệ tim mạch của bạn cần. Bởi thành phần của chúng có những chất làm cho nhịp tim đập nhanh hơn, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Chính vì thế, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng những chất này nhé.
Bạn có biết rằng chính những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống hằng ngày là kẻ thù phá hủy hoạt động sinh lý bình thường của tim mạch cũng như huyết áp không? Mặc dù, cuộc sống khó tránh khỏi những mệt mỏi và áp lực, tuy nhiên, bạn cần biết cách cân bằng lại cảm xúc để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình nhé.
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà bạn cần xây dựng cho mình một chế độ tập luyện thể dục, thể thao phù hợp, lành mạnh. Chính những hoạt động thể thao vừa sức, kiên trì sẽ là cách hiệu quả để bạn có thể đảm bảo một nhịp tim bình thường và bảo vệ trái tim khỏe mạnh đấy.
Hi vọng rằng từ những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được bpm là gì cũng như chỉ số bpm của người bình thường là bao nhiêu. Để có một hệ tim mạch khỏe mạnh, ngoài thực hiện những lời khuyên trên thì bạn cũng cần thường xuyên theo dõi nhịp tim của mình để phát hiện những điều bất thường nhé.
Nếu có nhu cầu mua máy đo nhịp tim, bạn vui lòng truy cập website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại bên dưới:
>>> Tham khảo thêm: Nhịp tim là gì? Nhịp tim bao nhiêu là cao?