Làm sao để không bị hồi hộp khi đo huyết áp?

👨 Đinh Khương Đức
30/09/2023 223

Trong quá trình đo huyết áp, nhiều người thường cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, từ đó dẫn đến việc các chỉ số huyết áp bị đo sai. Vậy làm sao để không bị hồi hộp khi đo huyết áp? Cùng META tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Nguyên nhân bị hồi hộp khi đo huyết áp

Trước khi bạn tìm cách không hồi hộp khi đo huyết áp thì bạn phải hiểu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nguyên nhân dẫn đến trình trạng hồi hộp có thể xuất phát từ các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim hoặc một số rối loạn nhịp tim khác như ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh xoang…

Nhiều người thường gặp phải tình trạng hồi hộp

Bên cạnh đó, những nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý cũng có thể dẫn đến tình trạng hồi hộp khi đo huyết áp, có thể kể tới các lý do như:

  • Tâm trạng bị căng thẳng vì công việc hoặc cuộc sống. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến người bệnh lâm vào tình trạng rối loạn lo âu.
  • Tâm trạng căng thẳng khi vào bệnh viện, đi khám (nếu bạn đo huyết áp tại viện).
  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, các loại nước uống có chứa caffeine…
  • Ăn quá nhiều socola.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Tập luyện với cường độ cao hoặc lao động tay chân quá sức.
  • Do các dụng phụ của thuốc.

Xem thêm: Nên đo huyết áp tay trái hay tay phải chính xác?

Dấu hiệu của tình trạng hồi hộp khi đo huyết áp

Dấu hiệu hồi hộp rất dễ nhận ra

Tình trạng hồi hộp nói chung và khi đo huyết áp nói riêng có thể dễ dàng phát hiện qua những biểu hiệu như sau:

  • Thỉnh thoảng gặp phải tình trạng tim bị hụt nhịp.
  • Đánh trống ngực liên tục.
  • Hoa mắt, chóng mặt, có thể ngất xỉu.
  • Có cảm giác tim đập nhanh hơn hoặc tim đập chậm nhưng nhịp đập mạnh.
  • Khó thở hoặc thở dốc.
  • Lâm vào tình trạng lo âu, căng thẳng, bồn chồn không rõ lý do.
  • Có thể cảm nhận được mạch đập ở cổ, họng.
  • Bỗng lạnh người, đổ nhiều mồ hôi.
  • Căng cơ.
  • Khó tập trung, nóng tính và không giữ được bình tĩnh.
  • Khó ngủ.
  • Tay chân bị run, người có cảm giác như kiệt sức.

Xem thêm: Khi đo huyết áp nên nằm, ngồi hay đứng?

Hồi hộp có ảnh hưởng tới việc đo huyết áp và sức khỏe hay không?

Làm sao để không hồi hộp khi đo huyết áp

Câu trả lời là ! Trong thực tế, việc hồi hộp trước khi đo huyết áp là một tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này sẽ khiến cho chỉ số đo huyết áp sẽ có sự sai lệch. Thậm chí một số người vì quá hồi hộp, tim đập nhanh dẫn đến huyết áp tăng cao và khiến họ băn khoăn và lo lắng không biết có phải mình đã mắc bệnh tăng huyết áp hay không.

Tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp nếu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và không kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào về sức khỏe thì gần như là vô hại. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện với tần suất nhiều và dày đặc thì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày.

Hồi hộp sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống thường ngày

Những hệ quả có thể xảy ra có thể kể tới như: Kết quả học tập và công việc giảm sút, sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo,... Nghiêm trọng hơn, tình trạng hồi hộp xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh cường giáp…

Xem thêm: Nên đo huyết áp vào thời điểm nào trong ngày để có kết quả chính xác?

Cách để không bị hồi hộp khi đo huyết áp

Vậy làm sao để không hồi hộp khi đo huyết áp? Thực thế, nếu bạn rơi vào tình trạng tim đập nhanh và cảm thấy hồi hộp thì không cần quá lo lắng. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để khắc phục tình trạng hồi hộp trước khi đo huyết áp:

Cách để không bị hồi hộp khi đo huyết áp

  • Giữ tâm trạng vui vẻ và thoải mái.
  • Duy trì lối sống lành mạnh.
  • Tránh sử dụng các loại đồ ăn, thức uống kích thích, nhất là trước khi đo huyết áp.
  • Dùng nước lạnh để rửa mặt.
  • Sau khi vận động mạnh, thể thao hay leo cầu thang thì phải ngồi nghỉ cho cơ thể ổn định rồi mới tiến hành sử dụng máy đo huyết áp.
  • Hít thở đều: Hít vào và giữ từ 3 - 5 giây rồi từ từ thở ra trong khoảng 5- 8 giây.

Nếu hiện tượng hồi hộp, lo âu và tim đập nhanh diễn ra một cách thường xuyên thì bạn nên dành thời gian đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác nhất nhé!

Hồi hộp trước khi đo huyết áp không phải là một dấu hiệu nguy hiểm, tuy nhiên bạn nên theo dõi để nhanh chóng phát hiện ra những bất thường nếu có. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách không hồi hộp khi đo huyết áp. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!

Xem thêm: Đo huyết áp nhiều lần trong ngày có tốt không?

Đừng quên truy cập META.vn để khám phá thêm những bài viết hữu ích khác trong chuyên mục tư vấn mua và sử dụng máy đo huyết áp nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận