Điều hòa cây có cục nóng không là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của META nhé.
Trước tiên, chúng tôi khẳng định điều hòa cây có cục nóng bạn nhé.
Điều hòa cây (hay điều hòa tủ đứng) là một thiết bị làm mát không khí tương tự như các loại điều hòa treo tường. Bởi có cùng công năng nên khá nhiều người dùng thường cảm thấy tò mò về cấu tạo của loại điều hòa này cũng như muốn biết xem điều hòa cây có cục nóng không.
Sở dĩ có nhiều người thắc mắc về điều này bởi có một dòng điều hòa cây mini có thiết kế tương tự với điều hòa tủ đứng, loại điều hòa này được tích hợp dàn nóng và dàn lạnh trong một kết cấu. Tuy nhiên, dòng điều hòa này thường có công suất khá nhỏ, khả năng làm mát ở mức trung bình và diện tích làm mát không lớn, chỉ thích hợp dùng trong phòng nhỏ. Trong khi đó, điều hòa cây được thiết kế để sử dụng cho các không gian từ trung bình đến lớn, công suất cao, khả năng làm mát mạnh, chính vì vậy, loại điều hòa này vẫn cần có cục nóng rời để đảm bảo khả năng vận hành của máy nén.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về cấu tạo của điều hòa cây trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Cũng giống như những chiếc điều hòa thông thường, cấu tạo của điều hòa cây chủ yếu gồm những bộ phận cơ bản sau:
Dàn nóng: Dàn nóng là bộ phận làm nhiệm vụ trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Bên trong dàn nóng có quạt và máy nén, đây là những bộ phận tiêu thụ nhiều điện năng nhất (chiếm khoảng 95% tổng lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa). Dàn nóng có thiết kế đặc biệt, chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt để có thể lắp đặt ngoài trời. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên có các biện pháp bảo vệ, giúp dàn nóng tránh khỏi mưa, nắng, bức xạ mặt trời để nâng cao hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của máy.
Dàn lạnh: Là bộ phận trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu ly tâm (quạt lồng sóc), thường được đặt bên trong nhà và có nhiều kiểu thiết kế khác nhau để người dùng lựa chọn sao cho phù hợp với kết cấu tòa nhà cũng như không gian lắp đặt.
Điều khiển: Bộ phận điều khiển của điều hòa cây được thiết kế trên thân máy và trên remote của máy, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh chế độ, nhiệt độ, các tính năng khác một cách thuận tiện.
Hệ thống ống dẫn gas: Là đoạn ống liên kết dàn nóng và dàn lạnh, bao gồm ống dịch lỏng và ống gas, trong đó ống dịch lỏng nhỏ hơn ống gas.
Dây điện động lực: Còn gọi là dây điện nguồn, thường được nối với dàn nóng. Số dây điện nguồn sẽ phụ thuộc vào hãng máy và loại điện nguồn mà máy sử dụng (điện nguồn của điều hòa cây có thể là loại 1 pha hoặc 3 pha tùy vào công suất, thường thì những loại máy có công suất từ 36000BTU trở lên sẽ dùng điện 3 pha).
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp điều hòa cây, máy lạnh tủ đứng chi tiết
Điều hòa cây cũng là một thiết bị làm mát và nó có cách vận hành tương tự như điều hòa treo tường hay điều hòa âm trần. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng điều hòa cây, bạn cũng cần phải chú ý:
Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Nhiều người khi sử dụng điều hòa thường có thói quen để nhiệt độ ở mức rất thấp, chỉ khoảng 18oC. Theo các chuyên gia, để nhiệt độ thấp trong thời gian dài không chỉ gây sức ép lên hệ thống máy móc của điều hòa khiến điều hòa nhanh xuống cấp mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, dễ xảy ra tình trạng sốc nhiệt khi chênh lệch nhiệt trong phòng và ngoài phòng quá cao. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn mức nhiệt phù hợp khi sử dụng điều hòa cây không chỉ giúp bảo vệ động cơ, tiết kiệm điện năng tiêu thụ mà còn bảo vệ sức khỏe của bạn. Theo các chuyên gia, khi sử dụng điều hòa cây hoặc các loại điều hòa khác để làm lạnh, chúng ta nên cài đặt nhiệt độ từ 25 đến 28oC.
Nên đóng các cửa trong thời gian sử dụng điều hòa cây: Đóng cửa phòng trong thời gian sử dụng điều hòa sẽ giúp hạn chế thất thoát nhiệt. Tuy nhiên, chúng ta không nên đóng cửa quá kín trong thời gian dài vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, sau khoảng 2 tiếng sử dụng điều hòa, bạn nên mở cửa thông khí một lần để làm mới không khí trong phòng.
Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ: Sau một thời gian sử dụng, điều hòa tủ đứng thường sẽ bị bám bụi bẩn, đặc biệt là trên dàn lạnh, dàn nóng, lưới lọc… Nếu không được vệ sinh, các loại bụi bẩn này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc cũng như tuổi thọ của điều hòa. Chính vì vậy, chúng ta cần vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ. Với các bộ phận bên ngoài máy, bạn có thể lau chùi thường xuyên bằng vải mềm, sạch, còn với dàn nóng, dàn lạnh thì cần vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Kê đặt điều hòa ở vị trí phù hợp: Khi dùng điều hòa cây, bạn cũng cần lựa chọn vị trí kê đặt sao cho hợp lý. Nên đặt ở vị trí có thể làm mát bao trùm toàn bộ căn phòng, đồng thời cần chọn vị trí khô ráo, bằng phẳng để đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng. Bạn cũng nên hạn chế đặt điều hòa cây ở vị trí cửa sổ, nơi mà bị ánh nắng chiếu vào.
Nên sử dụng kết hợp với quạt, máy tạo độ ẩm: Để nâng cao hiệu quả làm mát cũng như đảm bảo tiết kiệm điện năng tối ưu và không gây các vấn đề về hô hấp, bạn nên trang bị thêm quạt điện, máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng sử dụng điều hòa cây nhé.
Chú ý vấn đề lưu thông không khí sau khi dùng: Sau khi không sử dụng điều hòa cây, bạn nên mở các cửa phòng để tăng khả năng lưu thông không gí, giúp không khí tù đọng được thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dọn dẹp phòng cho sạch sẽ để đảm bảo có được không gian sống thoáng sạch, an toàn nhất nhé.
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn đã biết được điều hòa cây có cục nóng không cũng như cấu tạo của điều hòa cây là như thế nào.
Để tham khảo thêm những thông tin khác về điều hòa cây, cũng như mua sắm các thiết bị làm mát không khí chính hãng cho mùa hè này thì hãy thường xuyên truy cập META.vn hoặc liên hệ hotline dưới đây nhé! META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Tư vấn máy lạnh của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.