Máy chấm công vân tay là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

👨 Phương Ngọc Nhất Hạnh
29/06/2023 67

Máy chấm công vân tay là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại máy này ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của META để có câu trả lời nhé.

Máy chấm công vân tay là gì

Máy chấm công vân tay là gì?

Máy chấm công vân tay là dòng máy chấm công hoạt động dựa trên công nghệ sinh trắc học vân tay. Máy sẽ sử dụng các công nghệ phân tích, so sánh các dấu hiệu riêng biệt trên dấu vân tay nhằm xác định danh tính của người chấm công.

Xem thêm: Máy chấm công kiểm soát cửa ra vào là gì?

Máy chấm công vân tay có những loại nào?

Hiện nay có 3 công nghệ lấy mẫu vân tay trên máy chấm công vân tay, tuy nhiên có 2 loại là phổ biến hơn cả gồm máy chấm công sử dụng cảm biến quang và máy chấm công sử dụng cảm biến điện dung.

Máy chấm công vân tay cảm biến quang: Là thiết bị sử dụng công nghệ quang học để lấy mẫu vân tay. Module lấy mẫu vân tay sẽ được bố trí một camera đặc biệt nhằm chụp ảnh dấu vân tay của người dùng. Dấu vân tay này sẽ được đưa tới bộ phận xử lý hình ảnh kết hợp các thuật toán cần thiết để loại bỏ điểm ảnh không cần rồi giữ lại đường vân tay.

Máy chấm công vân tay cảm biến điện dung: Là thiết bị dùng đế cảm biến điện dung tích hợp với các tụ điện nhỏ có mật độ cao nhằm thu thập vân tay của người dùng. Khi ngón tay của người chấm công đặt lên bề mặt cảm biến thì những vị trí có đường vân nhô lên sẽ chạm vào cảm biến, điện dung của các tụ điện trong vùng này sẽ thay đổi giá trị. Một mạch được tích hợp bên trong sẽ có nhiệm vụ theo dõi sự thay đổi giá trị của các tụ điện bên trong đế cảm biến. Sau đó, từ những dữ liệu đế cảm biến thu được, một mạch điện chuyên dụng sẽ dựng lại hình ảnh dấu vân tay và đưa về bộ xử lý để tiến hành cá bước tiếp theo.

Máy chấm công vân tay có những loại nào?

Xem thêm: Máy tuần tra bảo vệ là gì?

Cấu tạo của máy chấm công vân tay

Cấu tạo của mỗi mẫu máy chấm công vân tay có thể khác nhau tùy từng loại, từng nhà sản xuất, tuy nhiên về cơ bản, máy chấm công vân tay sẽ có 3 bộ phận chính là: Đầu vào, bộ phận xử lý và đầu ra.

Đầu vào

Đây là bộ phận dùng để thu thập dữ liệu của người dùng, đồng thời lưu trữ dữ liệu ấy để kiểm tra, ghi nhớ lại ngày giờ chấm công. Bộ phận này sẽ có đầu đọc vân tay và bàn phím.

  • Đầu đọc vân tay: Sẽ ghi lại vân tay của người dùng rồi truyền dữ liệu đến bộ xử lý trung tâm.
  • Bàn phím: Dùng để nhập dữ liệu bằng tay thông qua thao tác bấm phím, bàn phím thường được sử dụng để đăng ký dấu vân tay cho người dùng.

Cấu tạo của máy chấm công vân tay

Bộ phận xử lý

Bộ phận này chịu trách nhiệm xử lý, lưu trữ dữ liệu của người dùng. Bộ phận này gồm có:

  • Bo mạch: Bo mạch của máy chấm công vân tay có gắn các con chip điện tử, chip bán dẫn, bộ vi xử lý, RAM... để xử lý, lưu trữ cá dữ liệu mà đầu đọc thu nhận được.
  • Loa, đèn: Bộ phận này giúp phát ra âm thanh, tín hiệu thông báo nếu dữ liệu được nhập vào, được xử lý hoặc được trích xuất ra. Người dùng hoàn toàn có thể điều chỉnh các thông báo này theo nhu cầu sử dụng thực tế.
  • Màn hình: Bộ phận này sẽ hiển thị các thông tin của người chấm công, hiển thị trạng thái, thông báo của máy.

Đầu ra

Bộ phận này có tác dụng chuyển tiếp dữ liệu được thu thập và xử lý ra ngoài thông qua các cổng kết nối USB. Điều này sẽ giúp bộ phận nhân sự hoặc bộ phận liên quan theo dõi được quá trình chấm công của nhân viên, từ đó có thể tính lương hoặc có kế hoạch thưởng/phạt...

Bộ phận này gồm:

  • Cổng kết nối: Thường sẽ có cổng mạng và cổng USB. Cổng mạng sẽ chuyển trực tiếp dữ liệu từ máy chấm công sang phần mềm chấm công, còn cổng USB được dùng để chuyển dữ liệu gián tiếp khi cổng mạng không hoạt động được.
  • Cổng cấp điện: Đây là bộ phận kết nối với adapter để cấp điện cho máy chấm công hoạt động. Ngoài ra một số dòng máy chấm công vân tay hiện này còn được trang bị bộ lưu điện để đề phòng trường hợp cắt điện đột ngột.

Cấu tạo của máy chấm công vân tay

Nguyên lý hoạt động của máy chấm công vân tay

Nguyên lý hoạt động của máy chấm công vân tay sẽ dựa trên việc ra vào của người dùng khi chấm công.

Trước tiên, người dùng cần đăng ký thông tin cho mỗi người dùng gồm họ tên, phòng ban, dấu vân tay (có thể lấy nhiều lần trên 2 ngón tay khác nhau). Những thông tin này sẽ là dữ liệu được lưu trữ trên máy chấm công và máy sẽ nhận diện thông qua các thông tin này khi người dùng chấm công ở lần tiếp theo.

Người quản lý máy chấm công cũng có thể điều chỉnh giờ làm việc, giờ tan ca chính xác trên máy chấm công, từ đó sẽ tính toán được ngày công của nhân viên.

Mỗi nhân viên khi đã đăng ký thông tin trên máy chấm công thì cần phải chấm công mỗi khi vào làm, tan làm để dữ liệu được tổng kết vào cuối tháng cho các bộ phận liên quan.

Nguyên lý hoạt động của máy chấm công vân tay

Đánh giá ưu và nhược điểm của máy chấm công vân tay

Ưu điểm của máy chấm công vân tay

  • Giúp tối ưu chi phí quản lý nhân sự.
  • Quá trình chấm công đơn giản, nhanh chóng.
  • Dấu vân tay của mỗi người là duy nhất nên hạn chế nhầm lẫn, gian lận trong quá trình chấm công.
  • Nhân viên không cần mang theo thẻ mỗi ngày, hạn chế việc làm mất thẻ, để quên thẻ...

Nhược điểm của máy chấm công vân tay

  • Vân tay bị mờ hoặc bị ướt thì khó chấm công được.
  • Vân tay bẩn cũng có thể làm đầu đọc nhanh hỏng.
  • Giá máy chấm công vân tay khá cao.

Xem thêm: Tìm hiểu ưu nhược điểm của các cách chấm công phổ biến hiện nay

Ứng dụng của máy chấm công vân tay

Máy chấm công vân tay hiện nay được ứng dụng khá rộng rãi. Chiếc máy này có thể được sử dụng cho các công ty, khu văn phòng, công xưởng sản xuất. Đặc biệt máy thường được dùng tại các khu công nghiệp có quy mô từ nhỏ tới lớn.

Xem thêm: Top 5 máy chấm công vân tay Ronald Jack được đánh giá cao nhất hiện nay

Lưu ý khi chọn mua máy chấm công vân tay

  • Nên quan tâm tới khả năng lưu trữ dữ liệu của máy.
  • Chú ý đến các tính năng của máy.
  • Ưu tiên chọn các dòng máy chấm công vân tay của những thương hiệu uy tín trên thị trường.
  • Nên kiểm tra độ nhạy của đầu đọc vân tay trước khi mua.
  • Lựa chọn mua hàng ở địa chỉ uy tín, đáng tin cậy.
  • Ưu tiên chọn các dòng máy chấm công vân tay có chế độ bảo hành lâu dài...

Xem thêm: Top 10 máy chấm công vân tay tốt và bền nhất hiện nay

Lưu ý khi sử dụng máy chấm công vân tay

  • Lắp đặt máy chấm công vân tay ở vị trí khô ráo, thoáng mát, không tiếp xúc với nguồn nhiệt, ánh nắng mặt trời, nơi có độ ẩm cao.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần lắp đặt máy ở vị trí phù hợp để mọi người có thể chấm công thuận tiện nhất.
  • Tay ướt hoặc quá bẩn sẽ khó chấm công, bạn cần vệ sinh tay sạch rồi mới chấm, điều này cũng sẽ giúp đầu đọc vân tay có tuổi thọ lâu bền hơn...

Lưu ý khi sử dụng máy chấm công vân tay

Xem thêm: 5+ Máy chấm công vân tay giá rẻ được ưa chuộng nhất hiện nay

Mua máy chấm công vân tay ở đâu chất lượng, giá tốt?

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua máy chấm công vân tay ở nhiều nơi, thế nhưng để chắc chắn mua được chiếc máy chấm công vân tay chất lượng, đảm bảo thì bạn cần tìm mua ở địa chỉ uy tín, đang tin cậy nhé.

META.vn là gợi ý khá lý tưởng nếu bạn đang có ý định mua máy chấm công vân tay đấy. Khi đến mua hàng tại META, bạn sẽ được lựa chọn giữa rất nhiều dòng máy chấm công vân tay với giá bán đa dạng. Đặc biệt, những dòng máy có giá trên 3 triệu đồng còn được META hỗ trợ bán hàng trả góp nên bạn có thể yên tâm hơn.

Vậy nên nếu có nhu cầu mua máy chấm công chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết máy chấm công vân tay là gì cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng như thế nào.

Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để xem thêm những kiến thức hữu ích về các thiết bị văn phòng bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận