Máy đo đường huyết liên tục là gì? Khi nào cần dùng?

👨 Đinh Khương Đức
26/06/2023 87

Máy đo đường huyết liên tục là gì? Khi nào cần dùng loại máy này? Nếu bạn đang có những thắc mắc ấy, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Máy đo đường huyết liên tục là gì?

Máy đo đường huyết liên tục là gì

Máy đo đường huyết liên tục (Continuous Glucose Monitor viết tắt là CGM) là thiết bị y tế chuyên dụng dùng để đo lường lượng đường huyết trong máu tại từng thời điểm trong ngày. Khi sử dụng chiếc máy đo đường huyết liên tục này, bạn có thể dễ dàng quan sát được mức đường huyết của mình trong thời gian thực chỉ trong nháy mắt. Bạn cũng có thể xem nó thay đổi ra sao trong vài giờ, vài ngày... để nắm bắt nhanh chóng tình hình sức khỏe của bản thân mình.

Xem thêm: Máy đo đường huyết không cần lấy máu là gì? Có tốt không?

Cấu tạo và cơ chế hoạt động của máy đo đường huyết liên tục

Cấu tạo: Máy đo đường huyết liên tục được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là:

  • Bộ cảm biến glucose & máy phát dữ liệu.
  • Bộ thu & hiển thị dữ liệu với hệ thống.

Cấu tạo và cơ chế hoạt động của máy đo đường huyết liên tục

Cơ chế hoạt động: Cảm biến nhỏ sẽ được đặt dưới da của người dùng (thường là ở bụng hoặc cánh tay). Cảm biến này sẽ kiểm tra lượng glucose cứ sau vài phút, sau đó máy phát không dây sẽ gửi thông tin đến bộ thu và hiển thị trên màn hình.

Tùy thuộc vào hệ thống máy CGM mà dữ liệu glucose sẽ được gửi đến thiết bị cầm tay gọi là máy thu (giống điện thoại di động) hoặc ứng dụng trên điện thoại di động hay máy bơm Insulin. Sau đó, bạn có thể theo dõi hoặc tải dữ liệu CGM (gồm mức glucose, xu hướng, lịch sử theo thời gian thực về máy tính bất cứ khi nào).

Xem thêm: Máy đo đường huyết Bluetooth là gì?

Máy theo dõi đường huyết liên tục CGM có giá bao nhiêu?

Chi phí cho máy theo dõi đường huyết liên tục CGM không hề rẻ. Phần cứng cơ bản của máy CGM gồm máy phát và máy thu có giá bán khoảng vài trăm tới vài triệu đồng. Mặc dù phần này không cần thay thế thường xuyên nhưng bạn lại cần mất phí cho nguồn cung cấp hệ thống CGM. Chi phí này có thể dao động từ 4 - 12,5 triệu đồng mỗi tháng tùy vào từng nhà cung cấp thiết bị.

Máy theo dõi đường huyết liên tục CGM có giá bao nhiêu?

Xem thêm: Top những máy đo đường huyết dưới 1 triệu đồng có chất lượng tốt

Máy đo đường huyết liên tục có tác dụng gì?

Dưới đây là những tác dụng của máy đo đường huyết liên tục:

  • Giúp quản lý mức glucose của bạn tốt hơn mỗi ngày: Vì máy đo đường huyết liên tục CGM sẽ đo lượng đường cứ trong vài phút một lần nên bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn, đầy đủ hơn về lượng đường trong máu của mình thay đổi ra sao. Từ đó bạn có thể chủ động hơn trong ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc để kiểm soát bệnh tốt nhất.
  • Giảm thiểu số lần kiểm tra đường huyết bằng ngón tay theo cách thông thường: Khi sử dụng máy đo đường huyết liên tục, bạn sẽ không cần thực hiện kiểm tra đường huyết bằng ngón tay mỗi ngày nữa.
  • Đưa ra cảnh báo nếu đường huyết cao hoặc thấp: Hầu hết máy đo đường huyết liên tục đều có thể gửi cảnh báo nếu mức đường huyết của bạn tăng hoặc giảm ở một mức nhất định. Và thông tin chắc chắn sẽ rất hữu ích với bạn đúng không?
  • Đưa ra cho bạn lời khuyên về sức khỏe: Đặc biệt, nhà cung cấp máy đo đường huyết liên tục có thể dựa vào dữ liệu đo được từ thiết bị để từ đó nắm được xu hướng thay đổi của đường huyết nhằm cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bạn.

Xem thêm: Chỉ số đường trong máu và bảng chuyển đổi lượng đường trong máu

Những hạn chế của máy đo đường huyết liên tục

Mặc dù có nhiều tác dụng trong việc theo dõi chỉ số đường huyết cho người dùng, thế nhưng máy đo đường huyết liên tục vẫn tồn tại một số nhược điểm, điển hình như:

  • Chi phí cho thiết bị này là khá cao, không hề rẻ.
  • Việc thường xuyên phải gắn thiết bị lên người trong suốt thời gian dài có thể khiến người dùng khó chịu hoặc thậm chí gây áp lực tâm lý cho họ.
  • Máy thường xuyên đưa ra các con số cũng có thể khiến người dùng cảm thấy lo lắng, bất an, thường xuyên nhìn vào kết quả trên màn hình hiển thị làm mất đi sự tập trung cho công việc, học tập, sinh hoạt hằng ngày...

Những hạn chế của máy đo đường huyết liên tục

Xem thêm: Cách chọn máy đo đường huyết tại nhà

Ai cần sử dụng máy đo đường huyết liên tục?

Theo các nghiên cứu, đồng thuận của các Hiệp hội gồm: Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, Hiệp hội Đái tháo đường của các quốc gia, Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam thì máy đo đường huyết liên tục được khuyến cáo sử dụng cho một số trường hợp như sau:

  • Người thường xuyên bị hạ đường huyết (glucose < 7,0% mà không gây hạ đường huyết (glucose < 3,9mmol/L)).
  • Phụ nữ trước và trong khi mang thai (đái tháo đường thai kỳ).
  • Bệnh nhân có chỉ số HbA1c ≥ 7,0% và có điều kiện sử dụng CGM.
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh cấp tính cần theo dõi đường huyết sát sao.
  • Hoặc người bệnh có mong muốn quản lý bệnh đái tháo đường tốt hơn.

Lưu ý: Máy đo đường huyết liên tục có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, tuy nhiên phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần biết

Cách sử dụng máy đo đường huyết liên tục

Dưới đây là các bước cơ bản giúp bạn sử dụng máy đo đường huyết liên tục:

Bước 1: Lựa chọn vùng da phù hợp có thể trên bụng hoặc cánh tay nhưng cần tránh vị trí bị sẹo, nốt ruồi, cục u, vết trầy xước, chỗ tiêm Insulin... Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc đến sự thoải mái của bản thân nếu lắp bộ cảm biến vào vị trí đó nhé.

Bước 2: Dùng khăn ướt có thấm cồn để làm sạch vùng da vừa lựa chọn, sau đó chờ cho vùng da này khô.

Bước 3: Bóc nắp của bộ cảm biến, vặn vít nút ra khỏi đầu gắn bộ cảm biến. Bạn có thể xem thêm các lưu ý được nhà sản xuất nêu trong hướng dẫn sử dụng đi kèm.

Bước 4: Đặt đầu gắn bộ cảm biến lên vị trí vùng da đã xác định rồi ấn cho chắc chắn, sau đó bạn kéo nhẹ nhàng đầu gắn bộ cảm biến ra xa cơ thể của mình.

Bước 5: Kết nối cảm biến với đầu đọc, sau đó kiểm tra và đọc kết quả đo. Bước này sẽ tùy thuộc vào thiết kế của từng dòng máy đo đường huyết liên tục và bạn có thể tham khảo thêm ở sách hướng dẫn sử dụng nhé.

Cách sử dụng máy đo đường huyết liên tục

Xem thêm: Các lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo đường huyết và cách khắc phục

Lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết liên tục

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thiết bị này.
  • Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Tùy vào dòng máy mà bạn cần thay thế cảm biến định kỳ trong khoảng thời gian khác nhau.
  • Khi có cảnh báo từ máy về mức đường huyết quá cao hoặc thấp, bạn cần chú ý để đưa ra hướng xử lý phù hợp hoặc báo ngay cho bác sĩ theo dõi sức khỏe của bạn biết.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn biết máy đo đường huyết liên tục là gì, khi nào cần dùng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu mua máy đo đường huyết chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục kiến thức về máy thử tiểu đường của META để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận