Máy giặt AQUA đã khá quen thuộc với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngăn chứa nước xả vải của máy giặt AQUA nhà mình nằm ở đâu, làm thế nào để đổ nước xả vải vào máy giặt AQUA, hay gặp phải hiện tượng máy giặt AQUA không tự động xả nước xả vải thì giải quyết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Bạn có thể sẽ không tìm được ngăn chứa nước xả vải tại các máy giặt AQUA đời cũ. Với những chiếc máy giặt đó, bạn phải đổ trực tiếp nước xả vào lồng giặt. Tuy nhiên, những dòng máy hiện đại hơn đã được thiết kế thêm ngăn chứa này. Tùy từng đời máy và dạng máy cửa đứng hay cửa ngang mà cấu tạo các khay này có thể khác nhau. Sau đây META.vn sẽ giới thiệu đến bạn các dạng khay chứa bột giặt và nước xả vải của máy giặt AQUA.
Ngăn chứa loại 1
Ngăn chứa loại 2
Ngăn chứa loại 3
Xem thêm: Cách sấy đồ bằng máy giặt AQUA chi tiết, đơn giản nhất
Ngăn chứa loại 1
Ngăn chứa loại 2
Ngăn chứa loại 3
Xem thêm: Cách vắt khô quần áo bằng máy giặt AQUA cửa ngang, cửa trên chi tiết
Với loại máy giặt này, bạn phải bỏ trực tiếp nước xả vải vào lồng giặt. Một lưu ý là bạn cần hòa tan nước xả vải với nước, sau đó đợi kết thúc quá trình giặt thì đổ vào. Nước xả vải nguyên chất có thể để lại vết nhờn khó chịu trên quần áo sau khi giặt.
Thông thường, loại máy này sẽ được thiết kế quy trình giặt xả riêng biệt. Vậy nên, khi kết thúc quá trình giặt, máy sẽ phát tín hiệu để bạn bỏ nước xả vào, sau đó bạn nhấn nút để tiếp tục quy trình xả của máy. Bạn lưu ý cần canh đúng thời gian giặt của máy rồi thêm nước xả cho quần áo để đạt hiệu quả giặt giũ tốt nhất.
Xem thêm: Chế độ giặt ngâm là gì? Sử dụng chế độ giặt ngâm như thế nào?
Bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi thêm nước xả vải với những dòng máy này. Rất đơn giản, bạn chỉ cần cho lượng nước xả vải tương ứng với lượng quần áo bạn giặt vào ngăn chứa nước xả vải của máy giặt AQUA. Việc cho nước xả vải vào đầu hay cuối chu trình giặt tùy thuộc vào từng máy, và đã được AQUA ghi rõ trong các bản hướng dẫn sử dụng. Bạn hãy tham khảo kỹ để biết chính xác thời điểm thêm nước xả vải cho chiếc máy giặt nhà mình nhé!
Xem thêm: Detergent trong máy giặt là gì? Cách sử dụng và vệ sinh hiệu quả
Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng đã biết rất rõ về công dụng của nước xả vải. Thế nhưng lại chưa nhiều người biết cách lựa chọn và sử dụng nước xả vải đúng cách với máy giặt. Sau đây, META sẽ mách cho các bạn một số lưu ý nhỏ nhé!
Khi chọn nước xả vải, bạn phải chú ý đến ba tiêu chí: Khả năng làm mềm vải, tính an toàn, dịu nhẹ cho da và khả năng lưu hương dài lâu.
Rất nhiều người chỉ quan tâm tới mùi hương của nước xả mà quên rằng nước xả tốt còn phải có khả năng giúp quần áo mềm mịn hơn. Vậy nên, bạn đừng bỏ qua tiêu chí này trong quá trình chọn mua.
Tính an toàn dịu nhẹ cho da là một tiêu chí đặc biệt quan trọng, nhất là với người có làn da nhạy cảm và những gia đình có trẻ nhỏ. Nếu lựa chọn sản phẩm nước xả vải không phù hợp có thể gây nên tình trạng kích ứng da cho người sử dụng.
Khả năng lưu hương dài lâu cũng là một lưu ý khi bạn chọn mua nước xả vải vì không phải loại nước xả nào cũng có khả năng lưu hương tốt. Điều này khá cần thiết, nhất là trong mùa mưa, khi quần áo dễ bị hôi do không thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: Cách vệ sinh bộ lọc cặn máy giặt cửa trên, cửa trước đơn giản nhất
Sử dụng nước xả vải đúng cách vừa giúp quần áo của chúng ta có thể thơm hơn, bền màu hơn, vừa giúp kéo dài tuổi thọ của máy giặt. Khi cho nước xả vải vào máy giặt AQUA, bạn cần lưu ý những điều sau:
Hạn chế dùng quá nhiều hoặc quá ít nước xả
Nếu bạn bỏ quá ít nước xả vải vào máy giặt AQUA, quần áo sẽ không có được mùi hương cũng như sự mềm mại như bạn mong muốn. Nhưng nếu bạn đổ quá nhiều nước xả vải vào máy giặt, đường ống thoát nước của máy sẽ đối mặt với nguy cơ bị tắc nghẽn. Không chỉ vậy, bạn phải tốn nhiều nước hơn để xả lại quần áo.
Không chỉ vậy, khi thêm quá nhiều, các thành phần như elastane và gốc dầu trong nước xả vải có thể làm cho quần áo của bạn giảm khả năng hút ẩm. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi mặc những bộ đồ đó, gây ảnh hưởng không tốt đến việc điều hòa thân nhiệt do bị bí bách mồ hôi. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng đúng lượng nước xả vải được đề xuất trên bao bì sản phẩm.
Chỉ nên dùng nước xả 1 lần cho 1 chu trình giặt
Nhiều người có thói quen dừng máy giặt để thêm thời gian ngâm quần áo với nước xả vải hoặc ngâm lại với nước xả sau khi giặt. Điều này là không cần thiết và gây lãng phí, bởi thời gian ngâm vải đã được nhà sản xuất tính toán một cách hợp lý và lập trình sẵn trong chu trình giặt xả của máy.
Cho nước xả vào khay đựng chuyên dụng
Việc đổ nước xả vải trực tiếp lên quần áo sẽ khiến quần áo dễ bị loang màu và khó phân bổ đồng đều nước xả vải cho toàn bộ lồng giặt. Chính vì vậy, nếu bạn đang sử dụng những loại máy giặt có ngăn đựng nước xả vải riêng biệt, thì bạn hãy đổ nước xả vải vào đó.
Lưu ý các hướng dẫn ghi trên bao bì nước xả vải
Trên bao bì các sản phẩm nước xả vải, nhà sản xuất luôn ghi rất rõ những lưu ý và cách sử dụng nước xả vải đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người lại thường bỏ qua bước đọc hướng dẫn sử dụng này. Điều này là không nên bởi tại đó, nhà sản xuất luôn đưa ra các khuyến nghị tới khách hàng của mình để họ có thể sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất.
Xem thêm: Cách sử dụng viên tẩy máy giặt để vệ sinh máy giặt hiệu quả nhất
Hãy giữ cho mình thói quen phơi quần áo ngoài nắng hoặc cho quần áo vào máy sấy quần áo ngay sau khi quá trình giặt xả kết thúc. Điều này sẽ giúp quần áo của bạn thơm hơn. Nếu như bạn để quần áo trong lồng giặt quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc xuất hiện, làm hôi quần áo.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục nước xả vải không thơm khi sử dụng máy giặt
Tình trạng này rất hay xảy ra đối với các dòng máy AQUA có khay chứa nước xả vải chuyên dụng, nhất là sau thời gian dài sử dụng máy. Dưới đây là một số nguyên nhân và một số gợi ý của META giúp bạn khắc phục tình trạng máy giặt AQUA không tự động xả nước xả vải.
Một trong những nguyên nhân chính khiến máy giặt AQUA không xả nước xả vải xuống lồng giặt là do áp lực nước quá yếu. Khi đó lực nước không đủ mạnh để nước có thể tràn qua ngăn đựng nước xả vải, khiến nước xả vải vẫn nằm lại trong ngăn chứa.
Việc bạn cần làm là xả nước máy giặt để kiểm tra độ mạnh yếu của nước. Nếu thấy áp lực nước yếu, bạn cần kiểm tra lại van cấp nước của máy xem có bị tắc nghẽn tại vị trí nào không. Nếu van cấp nước không bị tắc, thì có thể nguyên nhân đến từ nguồn nước nhà bạn. Khi đó, bạn có thể dùng thêm bơm tăng áp cho máy giặt để tăng áp lực nước.
Ngoài ra, bạn cần thường xuyên thông nghẹt, vệ sinh đường ống, bồn nước,... để nước chảy ổn định hơn. Với những nhà có lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời, phải đảm bảo bồn nước cao hơn 3m so với máy nước nóng. Điều này giúp đảm bảo áp lực nước nhà bạn đủ cho máy giặt hoạt động.
Xem thêm: Van cấp nước máy giặt: Cấu tạo, nguyên lý, cách kiểm tra
Hộp chứa nước xả vải bị tắc nghẽn cũng là một nguyên nhân khiến máy giặt AQUA không xả nước xả vải. Việc khay nước xả vải bị nghẽn sau thời gian dài sử dụng là điều dễ hiểu. Bạn chỉ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hộp nước xả vải. Việc này cũng giúp quá trình giặt giũ của máy AQUA nhanh và sạch sẽ hơn.
Xem thêm: Cách vệ sinh và bảo trì máy giặt ngay tại nhà
Khi máy giặt bị nghiêng, nguồn nước đến máy giặt sẽ không chảy vào hộp đựng nước xả vải, khiến quá trình xả nước xả vải của máy không diễn ra. Tình trạng này kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tuổi thọ của máy giặt.
Đặt thiết bị trên một mặt phẳng hoặc kê lại chân máy sao cho cân bằng với mặt đất là bạn đã có thể khắc phục được tình trạng này. Việc này không những giải quyết được hiện tượng máy không xả nước xả vải, mà còn giúp máy hoạt động tốt hơn và không gây ra tiếng ồn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách kê máy giặt cân bằng, không bị chạy
META.vn đã vừa gửi tới bạn những thông tin về ngăn chứa nước xả vải trên máy giặt AQUA, nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng máy giặt không tự động xả nước xả vải cũng như cách giúp bạn lựa chọn và sử dụng nước xả vải phù hợp. Hy vọng phần chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.
Hãy ghé META.vn thường xuyên để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích về máy giặt bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo!