Điều hòa giúp xua tan cái nóng cho bạn và gia đình vào mùa hè, loại điều hòa 2 chiều còn có thể sưởi ấm vào mùa đông. Tuy nhiên, những người bị hen suyễn sẽ thường xuyên phải đối mặt với cơn suyễn nếu dùng điều hòa không đúng cách. Hãy đọc ngay bài viết này để biết cách dùng điều hòa hợp lý nhé!
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn (còn gọi là hen phế quản) là một bệnh hô hấp mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở, dẫn đến phù nề, co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhày và tăng tính phản ứng phế quản. Các yếu tố này phối hợp khiến đường thở bị chít hẹp, người bệnh trong tình trạng khó thở, khò khè và thở rít.
Hen phế quản là bệnh có cơ chế dị ứng trong phần lớn các trường hợp. Sự kết hợp giữa các dị nguyên gây bệnh ở trong môi trường sống (như bụi nhà, phấn hoa, thay đổi nhiệt độ...) với các kháng thể dị ứng ở trong cơ thể làm khởi phát phản ứng viêm theo cơ chế dị ứng ở niêm mạc đường thở và gây ra các triệu chứng hen.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 180.000 đến 250.000 trường hợp tử vong do hen, trung bình cứ 250 người tử vong thì có 1 trường hợp là do hen suyễn.
Dùng điều hòa không đúng cách sẽ gây lên cơn hen?
Khi mồ hôi đầm đìa đột ngột và bạn đi vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài môi trường sẽ dẫn đến hiện tượng thay đổi thân nhiệt nhanh chóng, gây khởi phát các cơn hen cấp tính ở bệnh nhân hen phế quản.
Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi... Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng như khò khè nặng cả khi bệnh nhân hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh.
Người hen suyễn dùng điều hòa cần lưu ý những điều sau
Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong phòng điều hòa một cách hợp lý
- Để nhiệt độ điều hòa không chênh lệch nhiều với nhiệt độ môi trường (chỉ nên chênh lệch khoảng 4 - 5oC) và tránh để luồng gió điều hòa thổi thẳng vào nơi nằm ngủ. Với những người bắt buộc phải làm việc trong những phòng điều hòa trung tâm, nhiệt độ thấp thì nên mang theo áo khoác, áo dài tay khi làm việc.
- Kiểm soát độ ẩm góp phần tạo ra môi trường không khí lành mạnh trong phòng. Độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao có thể gây ra bệnh hen. Bạn có thể để chậu nước trong phòng dùng điều hòa giúp tăng độ ẩm cho phòng. Hoặc nếu muốn tiện hơn, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, nhưng cũng chỉ sử dụng chế độ làm ẩm nhẹ, không để độ ẩm lớn vì dễ làm viêm đường hô hấp hơn.
Tránh sự thay đổi đột ngột
- Khi ra nhiều mồ hôi, không nên bước vào phòng máy lạnh ngay
- Tránh để luồng gió điều hòa thổi thẳng vào nơi nằm ngủ.
- Khi đi ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, cần lau mồ hôi, ngồi ở ngoài một lúc, tránh vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Nếu muốn ra khỏi phòng điều hòa, nên mở cửa phòng, đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh rồi mới ra ngoài.
- Hạn chế đi ra, đi vào giữa hai nơi có nhiệt độ chênh lệch nhiều lần.
Thời gian sử dụng điều hòa cho người bệnh suyễn
- Ngồi trong phòng có máy điều hòa cả ngày là điều hoàn toàn không nên. Những người mắc bệnh hen không nên ở trong phòng điều hòa quá 4 giờ.
- Trước khi ra khỏi phòng 30 phút, nên tắt máy điều hòa, mở cửa phòng cho không khí được lưu thông và để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài.
>> Tham khảo: Nên sử dụng điều hòa, máy lạnh 1 ngày tối đa bao nhiêu tiếng?
Chăm sóc bệnh nhân hen suyễn khi dùng điều hòa
- Nên nhỏ mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi. Ngoài ra, bạn có thể dùng những sản phẩm để rửa mũi và xông mũi cho sạch, để tránh bị cặn, bẩn ở mũi.
- Nên ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam, nước chanh...
- Nên uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức để tránh hiện tượng mất nước.
- Khi ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
- Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa. Xem chi tiết: Tại sao nên lắp quạt hút gió cho phòng điều hòa?
- Khi có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đi khám ở cơ sở y tế uy tín, không nên tự ý mua thuốc điều trị.
- Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh điều hòa thường xuyên và định kì để không khí thổi ra được lọc trong lành hơn.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân trong gia đình. Ghé META.vn thường xuyên để tìm hiểu những mẹo vặt cuộc sống hữu ích giúp chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn và tham khảo những sản phẩm tiện ích cho cuộc sống!
Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
>> Tham khảo thêm: