So sánh máy biến áp khô và dầu: Nên mua loại nào tốt hơn?

👨 Đồng Bảo Huynh
21/07/2022 634

Máy biến áp khô và máy biến áp dầu là 2 dòng máy biến áp phổ biến trên thị trường. Nhưng loại máy nào tốt hơn? Hãy cùng META.vn so sánh máy biến áp khô và dầu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Tổng quan về máy biến áp khô và máy biến áp dầu

Trước khi so sánh máy biến áp khô và máy biến áp dầu, bạn hãy cùng tìm hiểu xem máy biến áp khô là gì, máy biến áp dầu là gì, đặc điểm của chúng như thế nào, phân loại ra sao?

Máy biến áp khô

Máy biến áp khô là dòng máy biến áp làm mát tự nhiên bằng không khí. Sản phẩm này rất dễ nhận biết bởi lõi máy được để lộ hoàn toàn ra bên ngoài, chứ không được nằm bên trong thùng kín như máy biến áp dầu.

Máy biến áp khô

Hiện nay, có 4 loại máy biến áp khô phổ biến đó là:

  • Máy biến áp mở (Open Loud transformer): Là dòng máy biến áp được sản xuất bằng phương pháp nhúng và nướng. Bộ phận cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của máy sẽ được nung nóng rồi nhúng vào vecni ở nhiệt độ cao. Sau khi nhúng, lớp vecni sẽ trở thành một lớp cách nhiệt, cách điện cho máy biến áp.
  • Cast Coil resin transformer (CRT): CRT còn gọi là máy biến áp nhựa khô, thường được sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao như các đường hầm hoặc trong ngành khai mỏ... Máy biến áp này bao gồm cuộn dây thứ cấp và sơ cấp được bọc nhựa epoxy và được hút chân không.
  • Máy biến áp hút chân không (Vacuum pressure impregnation transformer - VPI): Máy biến áp này sử dụng nhựa polyester để làm vật liệu cách điện cuộn dây. Máy gồm có cuộn dây sơ cấp và thứ cấp với lõi cấp với lõi được buộc an toàn trong một hộp bảo vệ chân không, nhằm hạn chế bị ảnh hưởng bởi độ ẩm. Vì thế loại biến áp này thường được sử dụng cho tàu biển.
  • Máy biến áp VPE (Vacuum Pressure Encapsulated): Đây là dòng biến áp cao cấp, có quy trình sản xuất gần giống với VPI nhưng thay vì sử dụng polyester làm vật liệu cách điện thì VPE được sử dụng silicon VPE để làm vật liệu cách điện. Vật liệu này có khả năng cách điện, cách nhiệt nhiều hơn gấp 4 lần so với lớp cách điện, cách nhiệt của VPI. VPE có khả năng chống chịu tốt với môi trường có hóa chất, nhiễm mặn và ẩm ướt.

Trong 4 loại máy biến áp khô này, CRT là loại máy biến áp được sử dụng nhiều nhất, tiếp đó là VPI, VPE và máy biến áp khô dạng mở là 2 loại máy biến áp ít được sử dụng hơn.

Xem thêm: Máy biến áp là thiết bị gì? Máy biến thế dùng để làm gì?

Máy biến áp dầu

Máy biến áp dầu là máy biến áp sử dụng dầu khoáng làm môi chất cách điện và cách nhiệt. Đây là một trong những loại máy biến áp sử dụng phổ biến trên thế giới.

Máy biến áp dầu

Máy biến áp dầu thông thường được chia thành các loại gồm:

  • Máy biến áp dầu 1 pha có sự phân loại các máy biến áp theo công suất của nó. Ví dụ: Máy biến áp dầu 15 KVA, 25 KVA, 50 KVA...
  • Máy biến áp dầu 3 pha có 2 loại chính là máy biến áp 3 pha kiểu kín và máy biến áp 3 pha kiểu hở. Các loại máy biến áp này cũng được phân loại theo công suất như biến áp 1 pha. Ví dụ: Máy biến áp 3 pha dạng kín 1000 KVA.

Xem thêm:

So sánh máy biến áp khô và máy biến áp dầu

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa 2 loại máy biến áp này, chúng ta cùng so sánh máy biến áp khô và máy biến áp dầu trong bảng sau đây:

Bảng 1: Ta lấy mức công suất chung là 2500kVA, khi hoạt động ở cùng 1 mức tải, máy biến áp khô có nhiều thành phần cách điện và nhiệt hơn so với máy biến áp dầu nên có mức tổn thất cao hơn.

STT

kVA

Máy biến áp dầu

Máy biến áp khô

Nửa tải (W)

Toàn tải (W)

Nửa tải (W)

Toàn tải (W)

1

500

2465

4930

5000

10000

2

750

3950

7900

7500

15000

3

1000

4360

8720

8200

16400

4

15000

6840

13880

11250

22500

5

20000

8155

16310

13200

26400

Bảng 2: So sánh mức hao tổn khi tải 100% công suất.

STT

Nôi dung so sánh

Máy biến áp dầu

Máy biến áp khô

CRT

VPI

1

Tổn thất khi tải 100% (kW)

16.38

21

18.52

2

Tổn thất không tải (kW)

2.66

7

7.55

3

Tổn thất khi không tải và có tải 100% (kW)

19.04

28

28

So sánh chi phí tổn thất của 3 loại máy dầu, máy CRT và máy VPI:

- Ta lấy bình quân chi phí tiền điện ở cấp điện áp 22kV là 2.500 VND/kWh (giả sử mức chi phí này không đổi trong 10 năm).

- Số giờ vận hành tính cho 1 năm 24 giờ/ngày x 365 ngày = 8760 giờ.

- Mức độ tải: 50% công suất.

Bảng 3: So sánh mức chi phí do tổn thất giữa máy biến áp làm mát bằng dầu và 2 máy biến áp khô: máy CRT và máy VPI.

STT

Nôi dung so sánh

Máy biến áp dầu

Máy biến áp khô

CRT

VPI

1

Tổng tổn thất không tải và có tải 50% tính theo giờ (kW)

6.76

12.18

12.25

2

Số giờ sử dụng theo năm

8760

8760

8760

3

Tổng tổn thất không tải và có tải 50% tính theo năm (kW)

59.217,6

106.696,8

107.310

4

Đơn giá/kWh (VND)

2.500

2.500

2.500

5

Chi phí tiền điện do tổn thất tính trong 1 năm (VND)

148.044.00

266.742.00

268.275.00

6

Chi phí tiền điện do tổn thất trong 1 năm so với máy dầu

Mốc đối chiếu

118.698.000

120.231.000

7

Chi phí tiền điện do tổn thất trong 10 năm so với máy dầu

Mốc đối chiếu

1.186.980.000

1.202.310.000

Bảng 4 : So sánh giá trị tận dụng của 3 loại máy 3 pha dung lượng 2500 kVA cùng mức điện áp đầu vào.

STT

Nôi dung so sánh

Máy biến áp dầu

Máy biến áp khô

CRT

VPI

1

Giá trị (VND) có được từ thu gom dầu làm mát của máy cũ

11.500.000

0

0

2

Giá trị (VND) thu được từ lõi từ và cuộn dây

27.000.000

2.000.000

25.000.000

3

Giá trị (VND) thu được từ tái chế thùng máy và các phụ kiện

9.000.000

2.000.000

9.000.000

4

Chi phí bỏ ra để xử lý rác thải

0

4.000.000

0

5

Tổng chi phí thu được = (1) + (2) + (3) - (4)

47.500.000

0

34.000.000

Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh máy biến áp khô hay máy biến áp dầu tốt hơn qua các tiêu chí:

Máy biến áp khô

Máy biến áp dầu

Công suất

Cao hơn so với máy biến áp dầu.

Công suất hạn chế

Lắp đặt

Có thể lắp đặt trong nhà hoặc kể cả những nơi có môi trường khắc nghiệt.

Bên ngoài nhà.

Khả năng bốc cháy

Khi nhiệt độ đạt khoảng 1000 độ C.

Khi nhiệt độ đặt khoảng 350 độ C.

Tính an toàn

An toàn hơn máy biến áp dầu.

Có khả năng cháy nổ cao hơn.

Chi phí đầu tư

Cao hơn khoảng 10 đến 30% so với máy biến áp dầu.

Thấp.

Ô nhiễm môi trường

Không gây ô nhiễm môi trường.

Gây ô nhiễm môi trường vì thải ra các chất thải dầu.

Tuổi thọ

15 đến 25 năm.

25 đến 35 năm.

Bảo trì

Không cần bảo trì.

Cần theo dõi và bảo trì thường xuyên.

Xem thêm: Tìm hiểu: Máy tăng thế là gì? Máy hạ thế là gì?

Ưu, nhược điểm của máy biến áp dầu so với máy biến áp khô

Về ưu điểm

  • Với cùng một mức công suất, chi phí mua một chiếc máy biến áp dầu thường thấp hơn máy biến áp khô.
  • Nhựa epoxy của máy biến áp dầu có hiệu suất sản nhiệt tốt hơn máy biến áp khô. Vì vậy, công suất của máy biến áp khô chỉ đáp ứng được nhu cầu phân phối điện năng từ trạm trung gian tới nơi tiêu thụ điện cuối cùng. Vì điều này mà người ta nói máy biến áp dầu có tính đa dụng hơn máy biến áp khô.
  • Máy biến áp dầu không giới hạn mức điện áp còn máy biến áp khô thường chỉ phù hợp với mức điện áp dưới 35kV.
  • Nhiệt độ của máy biến áp khô phụ thuộc vào cảm biến nhiệt độ được gắn trong máy, vì vậy nhiệt độ thu được chỉ là nhiệt độ của một vị trí cụ thể nào đó chứ không phải nhiệt độ trung bình chính xác. Còn đối với máy biến áp dầu, dầu cách điện của máy dẫn nhiệt khá đồng đều. Vì thế nhiệt độ được phản ánh trên màn hình có thể được coi là nhiệt độ trung bình.
  • Máy biến áp khô có kết cấu đúc nguyên khối vì vậy khó sửa chữa, phục hồi và khi bị hỏng hóc máy sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Các vật liệu cách điện của máy khô qua thời gian sẽ bị oxy hóa và tích tụ khuyết tật và các bộ phận cũng hầu như không thể tái chế.

Về nhược điểm

Tuy có một số ưu điểm nổi trội hơn máy biến áp khô nhưng máy biến áp dầu vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Nếu xảy ra sự cố quá áp thì dầu bên trong máy sẽ tràn ra tạo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, khi xây dựng trạm biến áp sử dụng máy biến áp dầu đòi hỏi những yêu cầu sau:
    - Kết cấu của không gian đặt máy biến áp dầu có những yêu cầu khắt khe như khoảng cách từ tường/ hàng rào tới máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn, nếu là trạm trong thì chiều cao trần cho máy thường cao hơn so với máy biến áp khô.
    - Với các tòa nhà, nơi đặt máy biến áp dầu đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu về cấp chịu lửa theo tiêu chuẩn của phòng cháy chữa cháy tòa nhà.
    - Các công trình có lắp đặt máy biến áp dầu phải có các biện pháp phòng chống và ngăn chặn cháy lan.
  • Máy biến áp dầu có khả năng chống cháy kém hơn máy biến áp khô. Vì vậy, máy biến áp khô thường được ưu tiên lắp đặt tại những nơi có yêu cầu cao về phòng cháy chữa cháy như bệnh viện, trung tâm thương mại, văn phòng…
  • Các thiết bị của máy biến áp khô có thể dễ dàng lắp đặt trong cùng một không gian, còn máy biến áp dầu thì phải để tách biệt, chiếm khá nhiều diện tích không gian. Thêm nữa, máy biến áp khô có khả năng chống cháy nổ tốt hơn máy biến áp dầu, vì vậy giúp tiết kiệm được một khoản đầu tư ngăn ngừa hỏa hoạn.
  • Chi phí bảo trì của máy biến áp khô cũng ít hơn máy biến áp dầu bởi vì chúng không cần kiểm tra định kỳ về thể tích dầu, mức độ lão hóa dầu…

Xem thêm: So sánh máy biến áp tự ngẫu và máy biến áp cách ly

Nên mua máy biến áp khô hay máy biến áp dầu?

Sau khi so sánh máy biến áp khô và máy biến áp dầu, chắc hẳn bạn cũng sẽ có lựa chọn cho riêng mình rồi phải không? Mỗi loại máy biến áp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy vào mục đích cũng như vị trí sử dụng mà bạn hãy lựa chọn và lắp đặt loại máy biến áp phù hợp.

Xem thêm: Top 10+ bộ đổi nguồn 220V sang 100V, 110V giá rẻ tốt nhất hiện nay

Trên đây là META đã cùng bạn so sánh máy biến áp khô và dầu. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được máy biến áp khô hay máy biến áp dầu khi có nhu cầu.

Nếu bạn đang muốn mua các thiết bị như máy biến áp, ổn áp... thì hãy nhanh tay truy cập website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi qua số hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666

META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!

Chia sẻ bài viết
Sắp xếp theo
Xóa Gửi bình luận