Tinh dầu là loại hương liệu thông dụng và là một trong số những lựa chọn hàng đầu để làm quà tặng trong các chuyến du lịch. Nhưng liệu tinh dầu có được mang lên máy bay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!
Sử dụng tinh dầu là một trong những phương pháp thư giãn, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần được nhiều người yêu thích. Chính vì vậy, khi đi du lịch, nhiều người thường lựa chọn mua tinh dầu để làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Tuy nhiên, ít ai biết một điều đó là không phải loại tinh dầu nào cũng có thể mang được lên máy bay.
Theo Công văn của Cục Hàng không Việt Nam số 2974, ngày 22/7/2016 về việc vận chuyển các loại tinh dầu qua đường hàng không thì tất cả các loại chất lỏng, tinh dầu được coi là chất lỏng dễ cháy và là hàng hóa nguy hiểm nếu có điểm chớp cháy/điểm bốc hơi nhỏ hơn 60°C. Các sản phẩm này đều không được phép mang lên máy bay theo cả dạng hành lý ký gửi cũng như hành lý xách tay mà chỉ được vận chuyển trên máy bay dưới dạng hàng hóa nguy hiểm và phải tuân theo quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Như vậy, thực tế vẫn có những loại tinh dầu có thể được mang lên máy bay, đó là những loại tinh dầu có điểm chớp cháy (Flash Point) lớn hơn 60°C. Nếu bạn muốn biết cụ thể hơn về những loại tinh dầu không thể và có thể mang lên máy bay, hãy theo dõi bảng thông tin dưới đây:
Các loại tinh dầu có thể đem lên máy bay
STT | Danh sách tinh dầu có điểm chớp cháy trên 60°C | Flash Point - °C |
1 | Cánh Kiến Trắng (Benzoin) | 110 |
2 | Phong Lữ (Geranium) | 97 |
3 | Hoàng Đàn (Cedarwood) | 93 |
4 | Hoa Cúc Đức (Chamomile) | 93 |
5 | Nhựa Thơm (Myrrh) | 93 |
6 | Sả Hồng (Palmarosa) | 93 |
7 | Hoắc Hương (Patchouli) | 93 |
8 | Đàn Hương (Sandalwood) | 93 |
9 | Ngọc Lan Tây (Ylang Ylang) | 91 |
10 | Quế (Cinnamon) | 87 |
11 | Đinh Hương (Clove) | 87 |
12 | Tiểu Hồi Cần (Aniseed) | 84 |
13 | Gỗ Hồng (Rosewood) | 84 |
14 | Sả Java (Citronella) | 81 |
15 | Thủy Xương Bồ (Calamus) | 80 |
16 | Cây Neem Ấn Độ (Neem) | 76 |
17 | Xô Thơm (Clary Sage) | 75 |
18 | Tía Tô Đất (Melissa) | 75 |
19 | Húng Quế (Basil) | 73 |
20 | Sả Chanh (Lemongrass) | 71 |
21 | Bạc Hà (Peppermint) | 71 |
22 | Cỏ Roi Ngựa (Lemon Verbena) | 69 |
23 | Hoa Oải Hương (Lavender) | 68 |
24 | Gừng (Ginger) | 67 |
25 | Hoa Cam (Neroli) | 67 |
26 | Oải hương (Lavandin) | 66 |
27 | Thông (Pine) | 65 |
28 | Tiểu Hồi Hương (Fennel Sweet) | 62 |
29 | Kinh giới (Oregano) | 61 |
Các loại tinh dầu không thể đem lên máy bay
STT | Danh sách tinh dầu có điểm chớp cháy dưới 60°C | Flash Point - °C |
1 | Rau Mùi (Coriander ) | 60 |
2 | Tràm Trà (Tea Tree) | 59 |
3 | Bạc Hà Lục (Spearmint) | 57 |
4 | Thì Là Ba Tư (Caraway) | 56 |
5 | Cam Hương (Bergamot) | 55 |
6 | Tiêu Đen (Black Pepper) | 54 |
7 | Hiền Nhân (Sage) | 54 |
8 | Thyme (50% Red Thyme) | 54 |
9 | Tràm Gió (Cajeput) | 52 |
10 | Bài Hương (Hyssop) | 52 |
11 | Kinh Giới (Marjoram) | 52 |
12 | Cúc La Mã (Chamomile) | 51 |
13 | Trầm Hương (Frankincense) | 51 |
14 | Cúc Bất Tử (Helichrysum) | 51 |
15 | Hạt Cà Rốt (Carrot Seed) | 49 |
16 | Hạt Thì Là (Dill Seed) | 48 |
17 | Chanh (Lemon) | 48 |
18 | Chanh Sần (Lime) | 48 |
19 | Quýt (Mandarin) | 48 |
20 | Bưởi chùm (Grapefruit) | 46 |
21 | Cam (Orange) | 46 |
22 | Long não (Camphor) | 45 |
23 | Trắc Bách Diệp (Cypress) | 42 |
24 | Nhục Đậu Khấu (Nutmeg) | 42 |
25 | Mê Điệt (Rosemary) | 42 |
26 | Đỗ Tùng (Juniper Berry) | 41 |
27 | Cúc Vạn Thọ (Tagetes) | 25 |
Tuy nhiên, hành khách cũng cần lưu ý rằng, kể cả với các loại tinh dầu không nằm trong danh mục giới hạn, nếu bạn muốn mang chúng lên máy bay thì vẫn cần tuân thủ đầy đủ các quy định hàng không liên quan đến việc mang theo chất lỏng lên máy bay như:
Xem thêm: Nến thơm có được mang lên máy bay không?
Nếu như bạn đang thắc mắc tinh dầu tràm có được mang lên máy bay không, thì câu trả lời là bạn không thể đem nó lên máy bay theo cách thông thường là bỏ vào hành lý xách tay hay ký gửi.
Nguyên nhân bởi vì tinh dầu tràm có điểm chớp cháy là 59°C, vì vậy theo quy định của ICAO, nó sẽ được xếp vào nhóm hàng hóa nguy hiểm thuộc loại chất lỏng dễ cháy (thường có điểm chớp cháy dưới 60°C), thuộc nhóm 3, UN2052 dưới tên gọi chung là Dipentene.
Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể mang tinh dầu lên máy bay nhưng cần phải đăng ký vận chuyển dưới dạng hàng hóa nguy hiểm và phải tuân theo quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (theo Công văn của Cục Hàng không Việt Nam số 2974, ngày 22/7/2016 về việc vận chuyển các loại tinh dầu qua đường hàng không).
Xem thêm: Top 5+ máy xông tinh dầu đẹp nhất cho phòng ngủ
Tương tự như tinh dầu tràm, cũng nhiều người thắc mắc không biết tinh dầu khuynh diệp có được mang lên máy bay không. Câu trả lời là không, chúng ta không thể mang loại tinh dầu này lên máy bay theo cách thông thường, kể cả để trong hành lý ký gửi.
Cụ thể, trong phụ lục B TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11420:2016 ISO 770:2002 về tinh dầu khuynh diệp, trong phụ lục này đã nêu rõ, tinh dầu khuynh diệp có điểm chớp cháy là 44°C ở dạng thô và 51°C ở dạng tinh chế.
Như vậy, điểm chớp cháy của tinh dầu khuynh diệp thuộc nhóm dưới 60°C nên nó cũng không thể mang lên máy bay theo cách thông thường. Nếu muốn, bạn cần phải đăng ký vận chuyển chúng theo hình thức hàng hóa nguy hiểm.
Xem thêm: Cách sử dụng máy khuếch tán tinh dầu hiệu quả
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn biết được tinh dầu có được mang lên máy bay không. Mong rằng những thông tin của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!